Các giai đoạn quá trình phát triển của trẻ em bé sơ sinh dưới 1 tuổi.

Giai đoạn trẻ em dưới 1 tuổi, quá trình phát triển của các bé sơ sinh diễn ra mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 12 tháng, em bé nặng thêm gấp 3 lần và cao thêm gấp rưỡi. Không chỉ dừng lại ở thể chất, trí não trẻ sơ sinh cũng có những bước tiến vượt bậc. Bé học từng kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao như lẫy, lật, ngồi, trườn, bò, đứng và cuối cùng là tập đi. Cùng MySun tìm hiểu các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh nhé.

các giai đoạn bước quá trình phát triển của trẻ em bé sơ sinh dưới 1 tuổi

Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu khi chào đời.

Trẻ em sơ sinh trong 3 tháng đầu là giai đoạn phát triển các bé tập làm quen với môi trường mới. Trẻ bớt dần các phản xạ giật mình. Thay vào đó là các hành động như đạp chân, với, nắm mở bàn tay hay cố gắng lật người và nâng cao đầu. Ở giai đoạn này, quá trình phát triển thể trạng của trẻ diễn mạnh mẽ. Khi vừa chào đời, cân nặng trung bình của trẻ là 2.8 kg, cao 49.1 cm. Nhưng sau 3 tháng ra ngoài bụng mẹ, bé đã tăng lên 5.8 kg, tức gần gấp đôi và chiều cao là 59.8 cm.

Mẹ bỉm chắc chắn nhận sẽ ra em bé từ tháng thứ 3 đã hiểu chuyện hơn nhiều. Bé bắt đầu biết kiên nhẫn nằm chơi một mình trong khi đợi được ăn. Chứ không khóc nhè theo phản xạ mỗi khi thấy đói như trước nữa. Bé đã ghi nhớ và nhận biết được khuôn mặt của người thân trong gia đình. Và cố gắng giao tiếp với ba mẹ thông qua ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt hay vài tiếng “ê” “a” “ô”. Thậm chí, bé còn bật cười thành tiếng mỗi khi thích thú với điều gì đó.

Bé 3 – 6 tháng tuổi biết lẫy lật | Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.

Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi, các mẹ sẽ thấy em bé hoạt bát và nghịch ngợm hơn nhiều. Tuy tổng quan cơ thể của trẻ không lớn quá nhanh nhiều nhưng lại cứng cáp hơn. Trung bình trọng lượng của trẻ em 6 tháng tuổi là 7.3 kg và chiều cao là 65.7 cm.

mấy tháng trẻ con em bé sơ sinh thì mới biết tập lẫy lật được

Khi đặt tư thế nằm sấp, bé có xu hướng ngẩng cao đầu phía trước để mở rộng tầm nhìn. Bé luôn cố gắng tập lẫy và lật người chứ không chịu nằm yên một chỗ như trước nữa. Khoảng ½ trẻ em biết lẫy khi được 4 – 5 tháng tuổi. Do vậy ba mẹ phải luôn để mắt tới trẻ. Tuyệt đối không để bé nằm một mình ở những nơi không được che chắn an toàn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Quá trình phát triển trí não của trẻ em bé sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi diễn ra nhanh chóng. Sau vài tháng nằm yên một chỗ, bé thôi thúc khám phá thế giới xung quanh. Bé muốn được sờ, chạm, cầm nắm mọi thứ. Và ghi nhớ được hầu hết các món đồ quen thuộc trong gia đình. Bé bắt đầu tập nói theo ba mẹ và bập bẹ những nguyên âm cơ bản như ơ, bờ, a… Khi ba mẹ gọi tên, trẻ sẽ phản ứng lại.

Giờ giấc ngủ của trẻ sơ sinh 3 – 6 tháng đã dần đi vào quỹ đạo. Khi mà thời gian ngủ ban đêm kéo dài và ít bị gián đoạn hơn trước kia. Khi ngủ, bé phản xạ lăn người qua lại để trở mình. Giai đoạn trẻ sơ sinh được 5 – 6 tháng tuổi, mẹ bỉm cũng đã có thể cho em bé bắt đầu làm quen với ăn dặm để phát triển vị giác. Mặc dù nguồn dinh dưỡng của bữa ăn dặm là rất ít, nhưng là tiền đề quan trọng cho bé tự bỏ sữa.  

Bé 6 – 8 tháng biết tập ngồi | Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh.

Trẻ tập nói nhiều hơn, bắt đầu bập bẹ bằng những từ đơn giản như “papa” hay “mama”… Mặc dù bé chưa hiểu được chính mình đang nói điều gì. Nó có thể là phản xạ vô thức hoặc cách để thu hút chú ý của mọi người xung quanh. Biểu cảm trên khuôn mặt của bé rất đa dạng, từ vui vẻ, khóc mếu, nhõng nhẽo, buồn chán hay sợ hãi…

Nếu được tập ăn dặm từ sớm thì bước sang tháng thứ 8, bé đã có thể ăn ngày 2 bữa sáng – chiều. Quá trình phát triển của cơ hàm, lưỡi và hệ tiêu hóa của trẻ em sơ sinh 6 – 8 tháng giúp cho bé ăn được nhiều loại thức ăn thô cắt nhỏ. Mẹ cũng phải bắt đầu sắm sửa cho bé tập ngồi ăn dặm trên ghế đúng cách.

trẻ em bé 7 8 tháng tuổi biết ngồi vững thẳng lưng được chưa ?

Ngồi là bước phát triển quan trọng cho quá trình tập bò, đi cho của trẻ bé sơ sinh.

Giai đoạn trẻ sơ sinh 6 -8 tháng tuổi là bước đệm bản lề quan trọng cho các bé phát triển những kỹ năng vận động quan trọng sau này. Bé có thể tập ngồi vững vàng và giữ thăng bằng mà không còn cần ba mẹ đỡ nữa. Tầm nhìn khi ngồi được mở rộng, thôi thúc bé khám phá mọi thứ mới lạ bằng cách trườn, bò. Ba mẹ nên thiết kế một không gian chơi an toàn, thông thoáng. Và đặt bé ngồi trên chiếc thảm mềm để tự chơi một mình. Nhưng luôn phải dõi theo mọi nhất cử của bé để kịp thời hỗ trợ trong mọi trường hợp.

Hướng dẫn tập ngồi đúng cách: Trẻ em mấy tháng biết ngồi ?

Bé 8 – 12 tháng tập trườn, bò, đứng | Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh.

Sau giai đoạn trẻ sơ sinh được 8 tháng là quá trình bé phát triển mạnh mẽ các kỹ năng vận động. Khi ngồi vững, bé bắt đầu muốn tập trườn, bò, đứng thăng bằng. Thử thách khó khăn nhất là bước những bước chân đầu tiên trong cuộc đời. Mặc dù bé vẫn cần bám vịn và phải nhờ ba mẹ được hỗ trợ. MySun tin rằng các bạn sẽ rất bất ngờ khi lần đầu con cất gọi tiếng “ba” “mẹ”.

Kỹ năng vận động của các trẻ bé phát triển nhanh trong giai đoạn 8 – 12 tháng.

Tất cả quá trình phát triển kỹ năng vận động của trẻ diễn ra đồng thời, chỉ trong vòng 4 tháng, trước khi bé đầy năm tuổi. Trẻ em 12 tháng có trọng lượng trung bình là 8.9 kg và chiều cao 74.7 cm. So với khi vừa sinh ra, bé đã tăng gần 3 lần trọng lượng và 1.5 lần chiều dài. Cơ thể bé đã cân đối hơn với phần thân dưới dài so với khi còn là trẻ sơ sinh.

dạy trẻ bé 10 11 12 13 14 tháng 1 tuổi chưa biết tập đứng

Các bé đã bắt đầu bộc lộ tính cách của mình. Thông qua việc thể hiện biểu cảm yêu ghét một món ăn hay đồ chơi. Bé có thể quấy khóc khi phản đối và mong muốn một thứ gì đó. Ba mẹ nên cân nhắc và cương quyết nói “KHÔNG” với những đòi hỏi vô lý của bé. Các nhận thức về xã hội xung quanh của trẻ em bé cũng hình thành và phát triển trong giai đoạn này. Khi gặp người lạ, trẻ biết sợ hãi, lo lắng và muốn cầu cứu từ ba mẹ. Ngược lại, khi được tiếp xúc với người thân hay các bé cùng lứa, thì trẻ lại hoạt bát và mong muốn được kết nối.

Xem chi tiết tại: Trẻ 1 tuổi biết làm những gì ?

MySun tổng kết:

Khi tròn một tuổi, bé sẽ bước vào giai đoạn mới và không còn gọi là trẻ sơ sinh nữa. Quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong từng giai đoạn giữa các bé sẽ không hoàn toàn giống nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm thể trang cơ địa, mã gen di truyền, môi trường sống, cách nuôi dạy trẻ… Nếu ba mẹ thấy bé chậm phát triển một kỹ năng nào đó so với bạn bè cùng lứa, nên bình tĩnh theo dõi. Đồng thời hỏi ý kiến chuyên gia và hỗ trợ luyện tập thêm cho bé. Tình trạng không có sự cải thiện, hãy đưa bé tới cơ sở chuyên khoa nhi để thăm khám.

Cẩm nang nuôi con khỏe mạnh

Siêu thị đồ chơi mẹ và bé MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận