Hình ảnh chân trẻ sơ sinh bị cong, dấu hiệu ở em bé đi chân vòng kiềng.

Chân bị cong ở trẻ sơ sinh, em bé đi dáng vòng kiềng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Nhất là với các bạn trẻ lần đầu làm ba mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ với nhiều cấp độ khác nhau. Dẫn đến khó khăn trong việc chuẩn đoán chính xác tình trạng chân em bé bị cong đang ở mức độ nào, có nguy hiểm hay không ? MySun xin gửi tới ba mẹ hình ảnh thực tế chân bị vòng kiềng ở trẻ sơ sinh và các dấu hiệu nhận biết. Để từ đó có phương án điều trị sớm hiệu quả.

Hình ảnh chân em bé bị cong, vòng kiềng ở trẻ sơ sinh.

Chân vòng kiềng là hiện tượng chân bị cong chữ O, 2 gối cách xa nhau ngay cả khi 2 bàn chân xếp cạnh nhau, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và em bé dưới 3 tuổi. Kết cấu khung xương chân ở hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cong vòng kiềng nếu đối chiếu với hình ảnh chân người trưởng thành. Do vậy, nếu bé sơ sinh có đôi chân thẳng mới là điều bất thường, đáng phải lo ngại. Khi còn ở trong bụng mẹ, do diện tích quá chật chội, em bé luôn trong tư thế co chân lại. Điều này giải thích cho chân bị cong vòng kiềng ở trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời.

hình dáng chân trẻ em bé theo tuổi cong thẳng vòng kiềng

Hiện tượng chân bị cong càng rõ ràng hơn khi em bé bắt đầu tập đi. Do xương của bé chủ yếu là sụn, mềm và dễ uốn. Nên khi thay đổi áp lực phải chống đỡ toàn bộ khối lượng cơ thể. Chân em bé bị cong, tạo thành dáng đi vòng kiềng. Tuy vậy, ba mẹ chẳng cần phải quá lo lắng. Vì thường sau 2 tuổi, đầu gối của trẻ có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Thậm chí, theo báo cáo của Học viện nhi khoa Hoa Kỳ, hầu hết trẻ em 6 tuổi có đầu gối gần chạm nhau theo kiểu chữ X. Trước khi duỗi thẳng giống như chân người trưởng thành khi được 8 – 10 tuổi.

Dấu hiệu chân cong vòng kiềng ở trẻ phải đi khám bác sĩ.

Tuy vậy, vẫn có số ít trường hợp chân em bé bị cong quá mức so với bình thường. Nếu để ý, ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết ra dấu hiệu dị tật chân cong, dáng đi vòng kiềng ở em bé, ngay khi còn là trẻ sơ sinh. Việc phát hiện sớm các dị tật sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình điều trị cho bé. Nếu con bạn có những dấu hiệu bất thường sau, hãy đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi.

dấu hiệu nhận biết chân trẻ sơ sinh em bé 18 tháng đi bị cong vòng kiềng

Dấu hiệu chân bị cong bất thường ở trẻ sơ sinh.

  • Theo hình ảnh chân bị cong vòng kiềng ở trẻ sơ sinh, nếu đặt sát 2 chân cạnh nhau, khoảng cách khe giữa 2 đấu gối là 1.5cm. Nếu như khoảng cách này vượt quá 3cm thì gia đình bắt đầu phải chú ý đến tình trạng của bé.
  • Khi bé được 8 tháng, hãy thử kiểm tra lại lần nữa. Đặt tư thế ngồi duỗi thẳng, 2 mắt cá chân chạm nhau. Nếu khoảng cách giữa 2 đầu gối là 6cm thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. 

Dấu hiệu chân vòng kiềng bất thường ở bé tập đi.

  • Ở độ tuổi trẻ tập đi, nếu chân bé bị cong vòng kiềng không đối xứng, bước đi tập tễnh một bên. Thì đó là cảnh báo sớm cho các vấn đề về sức khỏe của trẻ.
  • Tương tự, ba mẹ cũng không được chủ quan nếu như trẻ tập đi rất khó khăn, chậm, thâm chí kêu đau. Xem chi tiết tại bài viết: Trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì ?
  • Thường thì sau 2 tuổi, 2 đầu gối trẻ sẽ xích lại gần nhau. Vậy nên nếu trẻ 3 tuổi rồi mà chân vẫn bị cong, dáng đi em bé vòng kiềng thì chắc chắn là bất thường.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chân cong, em bé đi vòng kiềng.

MySun xin chú thích các nguyên nhân nêu ra trong phần này là các vấn sức khỏe thực sự của bé. Chứ không phải hiện tượng trẻ sơ sinh bị cong chân thông thường. Cùng MySun tìm hiểu nguyên nhân bé đi bị chân vọng kiềng bất thường.

1. Gen di truyền từ cha mẹ.

Ba hoặc mẹ bị chân cong vòng kiềng sẽ có xác suất di truyền sang cho em bé. Mặc dù điều này không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Chân vòng kiềng không làm cho trẻ bị đau khi vận động. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị triệt để nếu nguyên nhân từ gen di truyền. Tuy nhiên gia đình cũng có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình. Tuy nhiên vẫn phải chờ cho đến khi trẻ lớn đến độ tuổi thì mới can thiệp được.

2. Bé bị thiếu canxi, vitamin D.

Chế độ dinh dưỡng hẳng ngày bị thiếu vitamin D, canxi là nguyên nhân chính khiến cho bé bị còi xương. Không ngoại trừ nguyên nhân hệ tiêu hóa của bé gặp khó khăn để hấp thụ dinh dưỡng. Cơ thể thiếu canxi dẫn đến xương chân của em bé yếu, dễ bị uốn cong bởi trọng lượng toàn cơ thể. Ba mẹ tham khảo lượng canxi cần thiết cho bé theo từng giai đoạn như sau:

sữa tươi là loại thực phẩm bổ sung giàu canxi cho trẻ em bé tăng chiều cao
  • Canxi mỗi ngày cho em bé dưới 6 tháng: 300mg
  • Canxi mỗi ngày cho em bé dưới 1 tuổi: 450mg
  • Canxi mỗi ngày cho trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 550mg
  • Canxi mỗi ngày cho trẻ em từ 4 – 6 tuổi: 650mg
  • Canxi mỗi ngày cho trẻ em từ 6 – 9 tuổi: 750mg

Bài viết liên quan: 50 loại thức ăn giàu canxi nhất cho các bé ăn dặm.

3. Bé bị thừa cân béo phì.

Tỷ lệ trẻ em thừa cân tại Việt Nam đang ở mức thấp khi so sánh với mặt bằng chung của toàn thế giới. Tuy nhiên, điều đáng ngại là tốc độ trẻ em Việt Nam thừa cân béo phì lại gia tăng chóng mặt. Theo Viện Dinh Dưỡng thống kê năm 2019, 9.7% trẻ em dưới 5 tuổi nước ta bị thừa cân. Gây khó khăn cho quá trình vận động của bé.

Em bé béo phì sẽ khiến cho chân bị cong nhiều hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra, em bé còn gặp nhiều các vấn đề sức khỏe khác. Vậy nên ba mẹ cần phải quan tâm theo dõi sát sao đến cân nặng của bé. Mời bạn đọc tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh.

4. Bé tập đi quá sớm, sai cách.

Nhiều ba mẹ luôn mong muốn con mình trưởng thành hơn em bé cùng lứa. Việc thúc ép em bé sơ sinh tập đứng, đi khi mà cơ thể chưa sẵn sàng làm tăng nguy cơ chân bị cong vòng khiềng ở trẻ sau này. Phương pháp tập đi sai cách cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất vẫn là sử dụng xe tập đi tròn cho bé. Có thể ba mẹ cảm thấy an toàn khi đặt bé vào trong xe. Tuy nhiên, bé dần ỉ lại mà không biết cách giữ thăng bằng cho đúng. Và nguy hiểm hơn, trẻ sẽ không còn cơ hội trải nghiệm, không biết cách ngã sao cho đúng cách, không bị chấn thương.

Đây là chủ đề nhạy cảm và còn nhiều tranh luận trái chiều. Bạn đọc quan tâm xem tại: Có nên dùng xe tròn tập đi cho bé không ?

5. Bệnh lý làm chân em bé bị cong.

Đôi khi chứng chân cong vòng kiềng ở trẻ sơ sinh lại là dấu hiệu phát hiện sớm của một số bệnh nguy hiểm. Không thể chuẩn đoán chính xác được các bệnh lý dưới dây nếu không qua thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Thực tế thì tỷ lệ này thường rất nhỏ nên ba mẹ không cần quá lo lắng. MySun xin liệt kê một số bệnh như sau:

hình ảnh chân cong vòng kiềng ở trẻ sơ sinh mysun
  • Bệnh Blount: có tên gọi thông thường là vẹo trong xương chày. Bệnh này có tỷ lệ mắc phải cao hơn với nhóm trẻ biết đi sớm. Biểu hiện là ống chân trẻ phát triển uốn cong hơn bình thường. Nếu phát hiện bệnh Blount sớm, trẻ có thể tăng trưởng chiều cao tốt hơn so với không điều trị.
  • Bệnh Paget: có tên gọi là viêm xương biến dạng. Làm cho cấu trúc xương phát triển không bình thường và yếu hơn. Bệnh Paget thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Nhưng vẫn có trường hợp trẻ em sơ sinh đã bị.
  • Bệnh lùn bẩm sinh: đây là tình trạng rối loạn tăng trưởng. Biểu hiện là xương phát triển ngắn hơn người bình thường. Không chỉ là xương chân, mà xương tay, đốt sống… cũng bị ảnh hưởng.

4 Cách chữa trị, nắn chân đi vòng kiềng cho trẻ bé.

Điều quan trọng là ba mẹ phải chuẩn đoán được nguyên nhân chân trẻ sơ sinh, em bé bị cong vòng kiềng nằm ở đâu. Khi phát hiện ra dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng, gia đình nên áp dụng đồng thời các phương pháp dưới đây. Tùy vào cơ địa và bệnh lý của bé mà hiệu quả của các phương pháp chữa trị sẽ không giống nhau.

1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung canxi.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng rất quan trọng đối em bé, nhất là trong 3 năm đầu đời. Các bữa ăn cần phải cân đối được 3 nhóm nhất là (1) Tinh bột, (2) Protein, (3) Vitamin khoáng chất. Đồng thời hệ tiêu hóa của bé cũng phải hoạt động tốt, không táo báo hay tiêu chảy. Theo đó, trẻ em trên 2 tuổi được khuyến nghị tẩy run 6 tháng 1 lần. Xem thêm: Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em trên – dưới 1, 2 tuổi.

Cân bằng dinh dưỡng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé mysun.vn

Ba mẹ nên theo dõi xem thể trạng cơ thể bé có bị thừa cân hay suy dinh dưỡng không. Bé bị béo phì thừa cân tạo ra sức ép quá lớn tới hệ xương chân, dáng đi bị vọng kiềng. Trẻ cũng bị ì ạch, lười vận động và có thể mắc thêm nhiều bệnh lý khác. Ngược lại, bé bị suy dinh dưỡng có hệ cơ xương nhỏ và yếu mềm hơn đứa trẻ bình thường.

2. Bài tập nắn massage chân cho trẻ đúng cách.

Rất nhiều bạn đọc quan tâm đến cách nắn chân cho trẻ bị vòng kiềng. Đây là kinh nghiệm dân gian để chữa trị cho chân bị cong vọng kiềng ở trẻ sơ sinh. MySun khuyến nghị không nên áp dụng phương pháp này. Vì để xác định chính xác rằng chân bị cong vòng khiềng hay không ở trẻ sơ sinh là gần như không thể. Mà cần phải thời gian theo dõi dài kết hợp với chụp X quang tại bệnh viện.

Cách nắn chân “thô bạo” cho trẻ bị vòng kiềng kiểu truyền thống có nguy cơ gây viêm cơ, bầm tím. Thậm chí nếu quá tay có thể làm trật xương của trẻ sơ sinh. Chắc chắn bé cảm thấy đau và sẽ quấy khốc. Ba mẹ chỉ nên xoa bóp massage nhẹ nhàng các bắp chân để máu được lưu thông, giãn cơ mà thôi. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ có tác dụng trong việc điều trị chân cong ở em bé. Tuy vậy MySun khuyến cáo ba mẹ không nên tự thực hành tại nhà.

Mẹ quan tâm: Cách massage đầu, bụng, chân cho trẻ sơ sinh.

3. Cho bé tập đứng, đi đúng cách, đúng thời điểm.

Mấu chốt của phương pháp này là cho bé tập đứng, đi đúng cách và đúng thời điểm. Chỉ nên tập đứng, đi khi đôi chân của bé đã cứng cáp. Thông thường bé sẽ tập đứng và bước đi lần đầu khi được 1 tuổi. Quá trình này kéo dài khoảng 2 năm cho tới khi bé được 3 tuổi.

  1. Em bé 12 – 16 tháng tuổi: tập đứng không cần bám vịn, nhưng bước đi vẫn cần hỗ trợ.
  2. Em bé 16 – 24 tháng tuổi: tự đi khá thành thạo mà không cần bám víu, ít khi bị ngã.
  3. Em bé 24 – 36 tháng tuổi: học các kỹ năng vận động khó như chạy, nhảy, leo trèo…

Tin tức liên quan:

4. Khám bác sĩ khi có dấu hiệu trẻ bị chân vòng kiềng.

Để chuẩn đoán chính xác mức độ cùng nguyên nhân đi chân bị cong vòng kiềng ở em bé không thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Bắt buộc gia đình phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa, có máy móc và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Đôi khi hiện tượng chân em bé bị cong lại chỉ là biểu hiện của các chứng bệnh nguy hiểm khác đã được đề cập ở phần trước. Thông thường quy trình khám định của bác sĩ sẽ như sau:

  • Xác định nhanh tình trạng chân vòng kiềng ở em bé thông qua đo khoảng cách giữa 2 đầu gối. Đồng thời đối chiếu khoảng cách đó với độ tuổi của trẻ.
  • Khám tổng quan thể trạng cân nặng chiều cao của trẻ đang ở mức cân đối, suy dinh dưỡng hay thừa cân. Đồng thời quan sát tỷ lệ đôi chân có cong đều hay bị lệch không.
  • Có thể bé sẽ phải chụp hình ảnh X quang để xác định chính xác nhất góc lệch (vòng kiềng) ở đôi chân trẻ sơ sinh.
  • Thu thập thông tin tiền sử gen di truyền của gia đình xem bố mẹ, ông bà của em bé có ai bị chân cong không.
  • Ba mẹ cung cấp thông tin về chân bị cong vòng kiềng ở em bé từ khi còn là trẻ sơ sinh cho tới hiện tại. Xem tình trạng này phát hiện lâu chưa, có đang chuyển biến xấu đi hay không ?

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra một phát đồ điều trị cho hiện trạng chân chân vòng kiềng ở em bé. Gồm có điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thuốc và một số bài tập cơ bản. Nếu xác định dị tật nặng, rất có thể trẻ sẽ phải đeo nẹp chân vào ban đêm. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Lưu ý, nôi dung bài viết MySun chỉ cung cấp thông tin tham khảo.

Cẩm nang sức khỏe mẹ và bé.

Cửa hàng đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận