Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu sắt rất cao. Do cơ thể của bé đang tuổi phát triển, nhu cầu sắt lớn mà lượng thực phẩm mỗi bữa chỉ bằng ½ so với người lớn. Vậy chất sắt có trong thực phẩm nào ? Mẹ bỉm nên tự soạn cẩm nang các thực phẩm bổ sung chứa nhiều nhất những chất sắt và kẽm dành cho trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi. Cùng với đó là những lưu ý khi chế biến để đạt hiệu quả tốt.
Dùng thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất sắt cho bé đúng cách.
Chọn thực phẩm giàu chất sắt cho bé là điều kiện cần, sử dụng đúng cách mới là điều kiện đủ. Do trẻ dưới 5 tuổi hệ tiêu hóa còn yếu, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác biệt so với người lớn. Mẹ bỉm nắm chắc các lưu ý dưới đây là tối ưu hóa khả năng hấp thu sắt cho em bé.
Thực phẩm giàu vitamin C tăng khả năng hấp thụ chất sắt.
Sử dụng kết hợp với các thực phẩm bổ sung chứa nhiều vitamin C để tăng hiệu quả hấp thụ chất sắt thêm 68% cho trẻ em bé. Lưu ý, vitamin C chỉ có tác dụng với chất sắt None – Heme, tức là nhóm có gốc thực vật.
Mẹ bỉm lưu ý đến các thực phẩm nhóm rau cải xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C và cả sắt nữa. Đây là giải pháp tiện cả đôi đường. Ngoài ra, các loại rau cải xanh và hoa quả còn bổ sung nhiều vitamin, chất xơ ổn định đường tiêu hóa. Đây là nhóm thực phẩm an toàn nhất, bé có thể ăn theo khả năng mà không sợ thừa chất.
Cafein, canxi, nước có ga… giảm hiệu quả hấp thụ giàu sắt.
Các chất cafein, canxi, phytates, oxalate, nước có ga gây ức chế khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Tuy vậy, thật khó để các nhóm chất này không cùng xuất hiện trong một bữa ăn. Đơn cử như trong socola có cafein và cũng rất giàu chất sắt. Hay sữa đậu nành nhiều cả sắt lẫn canxi. Mặc khác cả 2 chất sắt và canxi đều rất cần thiết cho quá trình phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Mẹ bỉm nên cho bé sử dụng 2 nhóm thực phẩm này cách nhau từ 2 – 3 tiếng. Ví dụ lên lịch uống sữa giàu canxi làm bữa phụ. Còn bữa chính nên tập trung các món giàu sắt. Với các thực phẩm có hàm lượng cafein cao như cà phê, nước tăng lực thì không cho trẻ uống. Vì làm giảm 50 – 60% khả năng hấp thụ sắt, không tốt cho quá trình phát triển trí não của trẻ.
Lựa chọn thực phẩm, cách nấu phù hợp với độ tuổi của bé.
Có thể liệt kê hàng trăm thực phẩm bổ sung chứa nhiều các chất sắt và kẽm dành cho bà bầu và em bé. Vậy nên mẹ bỉm nên đa dạng nguồn thực phẩm trong bữa ăn. Chứ không nên tập trung vào một vài thực phẩm duy nhất. Vì ngoài sắt, bé còn cần rất nhiều nhóm khác như khoáng chất, vitamin, axit amin, lipid, protein… nữa. Đa dạng các món giúp bé ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn.
Bên cạnh đó, tùy từng độ tuổi mà mẹ bỉm lựa chọn thực phẩm và cách thức nấu phù hợp. Ví dụ như quả ổi chứa hàm lượng sắt, vitamin C rất cao. Nhưng trái ổi cứng, nhiều xơ, trẻ không ăn được nhiều. Giải pháp là ép lấy nước ổi cho bé uống trực tiếp sẽ tốt hơn. Với các trẻ mới chỉ đang tập ăn dặm, thực đơn cho bé phải được tính toán cẩn thận khoa học.
Mẹ bỉm xem thêm tại:
100 thực phẩm bổ sung các chất sắt và kẽm nhất dành cho bé
Các thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất sắt và kẽm cho bé được chia thành 2 nhóm: Heme và None Heme. Trong đó, thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc từ động vật chứa cả sắt Heme và None Heme với tỉ lệ là 40% và 60%. Còn thực phẩm gốc thực vật thì chỉ có sắt None Heme mà thôi. Sắt Heme được coi là nhóm cao cấp hơn, do tỉ lệ hấp thụ của cơ thể lên tới 25% so với 10% của sắt None-Heme. Vậy nên, khi lựa chọn các thực phẩm bổ sung chứa nhiều các chất sắt và kẽm dành cho bé, mẹ bỉm nên ưu tiên nhóm có gốc động vật. Vậy chất sắt có trong thực phẩm nào ?
1. Ốc, nghêu, ngao, sò, hàu, mực… | Thực phẩm bổ sung sắt cho bé
Ốc, ngêu, ngao, sò, hến, hàu… đều được gọi chung là hải sản thân mềm. Đây là nhóm thực phẩm bổ sung chứa nhiều các chất sắt Heme và kẽm cho bé nhiều nhất trong danh sách này. Nếu mẹ bỉm ở đồng bằng, khó tiếp cận với nguồn hải sản thì cũng chẳng phải buồn. Vì các loại thủy sản ốc, trai, ngán sống ở ao hồ cũng rất giàu chất sắt và được xếp chung vào nhóm này.
Đặc biệt trong nhóm này không phải loại hải sản thân mềm nào cũng khó kiếm và giá cao đâu. MySun bật mí là con ngao giá rất rẻ, dễ dàng tìm mua ở hầu hết các chợ. Nhưng lại chứa hàm lượng sắt đứng đầu trong danh sách thực phẩm. Trong 100gram thịt ngao chứa đến 24mg sắt, gấp 8 lần so với thăn bò.
Khối lượng: 100 gram | Ngao | Nghêu | Sò | Ốc biển | Mực tươi | Hàu |
Hàm lượng Sắt | 24 mg | 14 mg | 3.8 mg | 8 mg | 5.9 mg | 7 mg |
2. Tôm cua biển, đồng | Thực phẩm bổ sung sắt và kẽm cho bé
Ngoài các loại thân mềm, thì thủy hải sản giáp xác cũng thuộc nhóm bổ sung giàu các chất sắt và cả kẽm rất tốt dành cho bé. Có vô số các loại thủy hải sản giáp xác như tôm, cua đồng, cua biển, bề bề – tôm tít… Trong đó họ nhà cua sẽ giàu sắt hơn họ nhà tôm. Tất cả chúng đều có điểm chung là ngoài sắt, kẽm thì còn rất giàu canxi nữa.
Tuy nhiên, nếu so sánh về hàm lượng sắt thì không nhiều so với nhóm thân mềm được. Như đã chia sẻ ở phần trước, thực phẩm có hàm lượng canxi cao sẽ gây ức chế, giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Hơn nữa, các loại hải sản tôm cua chứ nhiều protein, gây khó tiêu, dễ bị dị ứng nên chỉ cho bé ăn chút xíu thôi nhé.
Khối lượng: 100 gram | Ghẹ biển | Cua biển | Cua đồng | Tôm hùm | Tôm càng xanh | Tôm khô |
Hàm lượng Sắt | 4.7 mg | 7.6 mg | 5.3 mg | 1.2 mg | 0.8 mg | 4.6 mg |
3. Cá biển: ngừ, thu, lục | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
Cá ngừ, cá thu, cá lục, cá kiếm, cá chích, cá cơm… được gọi chung là cá béo. Điểm chung của nhóm thực phẩm này là chứa rất nhiều kim loại như sắt, kẽm và giàu omega 3 6 9, cực tốt dành cho trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi. Các loại cá này chỉ sống ở biển, nhưng lại dễ phơi khô bảo quản nên cũng dễ tìm mua ở nhiều các chợ, siêu thị.
Axit béo Omega 3 cực kỳ tốt cho cơ thể ở mọi lứa tuổi. Hiện nay, các loại cá này còn được khai thác để ép dầu sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng. Xem chi tiết tại: Omega 3 dầu cá có tác dụng là gì ?
Tuy nhiên, trong thịt cá béo tự nhiên không chỉ chứa các chất tốt mà còn tồn dư cả kim loại xấu như thủy ngân. Vậy nên mẹ bỉm cũng chỉ nên cân đối cho trẻ ăn từ 2 – 3 bữa / tuần để tránh ngộ độc thủy ngân nhé.
Khối lượng: 100 gram | Cá cơm | Cá ngừ | Cá mòi | Cá trích | Cá nục | Cá thu |
Hàm lượng Sắt | 4.6 mg | 0.9 mg | 2.9 mg | 1.4 mg | 3.9 mg | 4.6 mg |
4. Gan lợn, gà, bò | Thực phẩm bổ sung sắt và kẽm cho bé
Nhìn chung, các bộ phận nội tạng động vật bò, gà, heo đều chứa nhiều kim loại, có cả sắt. Tuy nhiên, mẹ bỉm phải biết lựa chọn loại nào tốt cho cơ thể. Đứng đầu trong thực đơn nội tạng đó là gan, bổ sung chứa rất nhiều sắt và kẽm, dành riêng cho nhóm có nguy cơ thiếu máu là trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi hay bà bầu.
Theo quan niệm xưa, mọi người thường coi gan là món ăn độc với bà bầu và trẻ nhỏ. Do gan có chức năng thải độc cho cơ thể. Đây là thông tin không chính xác. Vì gan là số ít các món nội tạng giàu dinh dưỡng, lành mạnh cho đa số chúng ta. Mặc khác, trong gan còn có các men tiêu hóa, men giải độc rất hiếm, giúp cơ thể hấp thụ và chọn lọc dinh dưỡng tốt hơn.
Khối lượng: 100 gram | Heo – Lợn | Bò | Gà |
Hàm lượng Sắt | 10 mg | 9.2 mg | 8.2 mg |
5. Tim bò, gà, lợn | Thực phẩm bổ sung sắt và kẽm cho bé.
Ngoài gan ra thì tim cũng là phần nội tạng “sạch” tiếp theo mà MySun muốn gợi ý bà bầu. Tim heo là thực phẩm bổ sung nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, canxi, photpho… vitamin B1, PP, C… giàu đạm nhưng ít béo, để tẩm bổ dành cho bà bầu, em bé, người ốm. Mẹ bỉm lưu ý nên chọn tim mổ nóng sẽ tốt hơn tim đông lạnh, vì đảm bảo không bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Quá trình sơ chế cần phải ngâm giấm, vò muối nhiều lần để rũ toàn bộ máu, mùi hôi tanh thì tim mới ngon.
Khối lượng: 100 gram | Heo – Lợn | Bò | Gà |
Hàm lượng Sắt | 6 mg | 5.4 mg | 6 mg |
6. Thịt đỏ bò, gà, lợn | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
MySun bật mí mẹo hay, mẹ bỉm quan sát thịt con vật nào, ở vị trí nào càng đỏ thẫm thì nơi đó chứa càng nhiều sắt. Từ đó, cũng dễ dàng nhận biết được thịt bò, dễ, trâu… có hàm lượng sắt cao hơn so với thịt thăn lợn, thịt gà các loại. Đây là nhóm thực phẩm bổ sung sắt chứa nhiều các chất sắt và kẽm phổ biến nhất dành cho cả mẹ và bé.
Mặc dù hàm lượng sắt không nhiều bằng hải sản hay nội tạng, nhưng thịt đỏ lại dễ dàng chế biến được nhiều món. Đồng thời có thể ăn số lượng nhiều mỗi bữa và nấu được nhiều bữa trong một tuần. Tuy nhiên, cũng cần có liều lượng hạn chế vì tất cả thịt đỏ đều chứa cholesterol không tốt cho người già, người tiền sử bệnh tim mạch.
Khối lượng: 100 gram | Gà công nghiệp | 1.2 mg | Thăn lợn | Ba chỉ lợn | Thăn bò | Nạc bò |
Hàm lượng Sắt | 1.1 mg | 1.2 mg | 1.2 mg | 1.5 mg | 1.5 mg | 3.2 mg |
7. Trứng gà, vịt, ngỗng | Thực phẩm bổ sung chứa nhiều sắt cho bé
Trong quả trứng, chỉ có phần lòng đỏ chứa nhiều chất sắt và kẽm, sử dụng làm thực đơn ăn dặm dành cho bé. Hàm lượng sắt có thể tương đương với thịt bò nhưng có giá thành khá rẻ. Mẹ bỉm dễ dàng chế biến nhiều món lạ miệng, dễ tiêu cho bé tập ăn dặm như trứng hấp, rán, đúc, ốp la…
Hàm lượng này có sự thay đổi giữa các loại trứng gà, vịt, cút, ngỗng… Nếu so sánh, trứng ngỗng có protein thấp hơn, vitamin A, B2, B1… chỉ bằng ½ so với trứng gà. Lời khuyên của MySun là bà bầu nên ăn trứng gà thay vì trứng ngỗng sẽ giàu dinh dưỡng, dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
Khối lượng: 100 gram | Lòng trắng trứng | Lòng đỏ trứng gà | Trứng vịt lộn | Lòng đỏ trứng ngỗng | Lòng đỏ trứng chim cút | Lòng đỏ trứng vịt |
Hàm lượng Sắt | 0.1 mg | 2.7 mg | 3 mg | 3.2 mg | 3.7 mg | 3.9 mg |
8. Hạt bí, chia, điều, dẻ, hướng dương | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
Hầu hết các loại hạt ép dầu đều giàu chất sắt, cao hơn từ 1 – 3 lần khi so với thịt bò. Các loại hạt bí, chia, mè, hướng dương, óc chó, điều… đều là những thực phẩm bổ sung chứa nhiều các chất sắt và kẽm dành cho mẹ và bé. Dầu ép được loại hạt này chứa omega 3, khoáng chất, vitamin D, E, A… thiết yếu gần tương tự như dầu cá đại dương.
Tùy hàm lượng các chất dinh dưỡng có phần thua kém, nhưng giá thành lại rẻ hơn hẳn dầu cá. Mẹ bỉm có thể cân nhắc sử dụng các dòng sản phẩm dầu ép từ các loại hạt để thay thế mỡ động vật khi nấu ăn.
Khối lượng: 100 gram | Hạt óc chó | Hạt bí | Hạt hướng dương | Hạt điều | Hạt chia | Hạt mè |
Hàm lượng Sắt | 2.9 mg | 3.3 mg | 5.3 mg | 6.7 mg | 7.7 mg | 14.6 mg |
9. Đậu phụ và sữa đậu | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
Đậu phụ và sữa đậu là 2 chế phẩm từ đậu tương, xuất hiện rất phổ biến trong bữa cơm gia đình Việt. Đậu phụ là thực phẩm giá rẻ nhưng cực kỳ bổ dưỡng. Trong 100 gram đậu phú chứa đến tới 40 % protein thực vật, 20% lipid, 350 mg canxi, 5.4 mg sắt, 3.6 mg kẽm và các vitamin, Acid amin thiết yếu khác. Hàm lượng dinh dưỡng không kém cạnh các loại thịt nên đậu phụ là thực phẩm chính cho các tín đồ ăn chay. Đậu phụ chính là món ăn đạt đủ cả 3 tiêu chí “Ngon – Bổ – Rẻ” mà mọi bà nội chợ đang tìm kiếm.
Bên cạnh đậu phụ thì sữa đậu cũng bổ dưỡng không kém. Hàm lượng protein, canxi, sắt, kẽm trong sữa đậu còn cao hơn cả sữa bò. Với những trẻ bị dị ứng sữa bò có thể hoàn toàn yên tâm thay thế bằng sữa đậu. Đậu phụ và sữa đậu nhiều đạm ít có chất Isoflavone phòng ngừa loãng xương, bảo vệ động mạch tim. Ngoài ra, các món từ đậu phộng đều chứa nhiều protein nhưng lại ít calo nên duy trì cân nặng ổn định, giảm nguy cơ ung thư vú, dạ dày, tuyến tiền liệt.
10. Đậu đen, xanh, đỏ | Thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất sắt.
Không chỉ đậu nành mà hầu như các thực phẩm họ nhà đậu, đỗ đều bổ sung chứa nhiều các chất sắt và kẽm cho trẻ em bé. Tiêu biểu như đỗ đen, đậu xanh, đậu đỏ… có hàm lượng sắt cao gấp 2 – 3 lần so với đậu lành. Tuy nhiên các món đậu này thường chỉ xuất hiện ở các bữa ăn phụ nên tiêu thụ không nhiều. Mẹ bỉm tham khảo hàm lượng sắt của các loại đậu theo bảng dưới đây nhé.
Khối lượng: 100 gram | Đậu cô ve | Đậu Hà Lan | Đậu lăng | Đậu đỏ | Đậu xanh | Đậu đen |
Hàm lượng Sắt | 1 mg | 1.5 mg | 3.3 mg | 5 mg | 6.7 mg | 10 mg |
11. Lạc, bánh mì, gạo nứt | Thực phẩm bổ sung chứa nhiều sắt.
Không phải lương thực nào cũng giàu sắt. 100 gram các loại gạo nếp, gạo tẻ nấu xôi chỉ chứa 0.1 – 0.2 mg sắt. Chỉ có bánh mì, lạc, gạo nứt có hàm lượng sắt được coi là cao mà thôi. Bù lại, trong khẩu phần ăn của người Việt, ngũ cốc như gạo nếp, tẻ hay lúa mì thường chiếm tỷ lệ lớn. Tựu chung lại, nhóm ngũ cốc vẫn được là nguồn thực phẩm cung cấp sắt tương đối lớn dành cho bé.
Nhóm ngũ cốc như lạc, gạo, lúa mì… có đặc trưng là giàu vitamin B, đường để sản sinh ra năng lượng. Nếu không sử dụng hết năng lượng, cơ thể sẽ tích mỡ và tăng nguy cơ bị tiểu đường. Đại học Harvard từng nghiên cứu thói quen ăn cơm của 355000 người châu Á trong hơn 20 năm. Kết quả thống kê chỉ ra rằng nếu mỗi ngày chúng ta ăn 1 bát cơm thì tỉ lệ mắc tiểu đường cao hơn 11%. Do vậy chúng ta không nên ăn quá nhiều cơm và duy trì thói quen tập thể dục để đốt cháy năng lượng thừa.
Khối lượng: 100 gram | Gạo nếp | Gạo tẻ | Gạo nứt | Hạt ngô | Lúa mì | Hạt lạc |
Hàm lượng Sắt | 0.1 mg | 0.2 mg | 0.4 mg | 0.5 mg | 3.6 mg | 4.6 mg |
12. Lựu, chuối, cam, nho, me… | Sắt có trong thực phẩm nào ?
So với các nhóm thực phẩm bổ sung giàu chất sắt cho bé thì hoa quả là nhóm có hàm lượng thấp nhất. Trung bình, 100 gram hoa quả các loại chỉ chứa 0.3 mg sắt mà thôi. Tuy vậy, thế mạnh của nhóm hoa quả là rất giàu vitamin C, làm thúc đẩy khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Thông thường, chúng ta bị nhầm tưởng rằng quả nào càng chua thì chứa càng nhiều vitamin C.
MySun tiết lộ một bí mật khiến mẹ bỉm phải bất ngờ. Đó là quả ổi mới chính mới đứng đầu bảng danh sách. Trong 100 gram ổi chứa đến 220 mg vitamin C, cao gấp hơn 5 lần ổi. Đồng thời ổi cũng là thứ quả chứ nhiều chất sắt nhất. Điểm trừ lớn nhất có lẽ là do ổi khá cứng làm bé khó ăn. Mẹ bỉm nên thử món thực uống nước ép ổi để bổ sung đồng thời chất sắt và vitamin C cho trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi.
Khối lượng: 100 gram | Quả xoài | Quả lựu | Quả cam | Quả chuối | Quả mít | Quả ổi |
Hàm lượng Sắt | 0.2 mg | 0.28 mg | 0.3 mg | 0.31 mg | 0.42 mg | 0.5 mg |
Hàm lượng Vitamin C | 36.4 mg | 10.2 mg | 40 mg | 8.7 mg | 6.7 mg | 220 mg |
13. Măng tây, măng tươi | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
Cứ 100 gram măng tây chứa đến chất 2.1 mg chất sắt. Tiếp đến là măng tươi, hàm lượng thấp hơn, chỉ 0.5 mg. Với măng khô, do quá trình phơi bảo quản lâu dài nên hàm lượng chỉ còn 0.3 mg. So sánh với các nhóm thực phẩm bổ sung chứa nhiều chất sắt cho mẹ và bé thì măng cũng được xếp vào danh sách.
Tuy vậy, MySun cần lưu ý rằng măng tươi chứa nhiều chất độc, đặc biệt là glucozit. Măng không phải nhóm thực phẩm an toàn cho bà bầu và em bé. Xem đầy đủ nội dung tại: Bà bầu có ăn măng được không ?
Khối lượng: 100 gram | Măng khô | Măng tươi | Măng tây |
Hàm lượng Sắt | 0.3 mg | 0.5 mg | 2.1 mg |
14. Các loại rau cải xanh | Thực phẩm chứa nhiều chất sắt
Các loại rau họ nhà cải đều chứa nhiều những chất sắt và kẽm, là thực phẩm bổ sung dành cho nhóm người thiếu máu như bà bầu, trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi. Đặc điểm nhận dạng là màu xanh thẫm của rau cải, càng đậm càng bổ dưỡng. Tiêu biểu như cải cúc, cải cầu vòng, cải chân vịt (bina), xà lách, cải xoăn… Đặc điểm của nhóm thực phẩm là an toàn tuyệt đối, có thể ăn thoải mái.
Rau cải rất giàu vitamin C, A, K, E… và chất sơ và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Ăn nhiều rau cải giúp tăng đề kháng, ổn định đường tiêu hóa. Trong một số loại rau cải có chất glycol tiêu diệt những khối u từ sớm, là liệu thuốc tự nhiên phòng ngừa ung thư. MySun gợi ý mẹ bỉm ưu tiên chọn cải cúc làm thực phẩm ăn thường xuyên cho bé, do chứa nhiều các chất sắt nhất. Cải cúc vị ngọt rất dễ ăn, thân mềm, ít xơ nên nấu nhanh, giữ được nhiều chất.
Khối lượng: 100 gram | Xà lách | Cải xoăn | Cải bẹ xanh | Rau Bina – chân vịt | Cải cầu vòng | Cải cúc |
Hàm lượng Sắt | 0.9 mg | 1.5 mg | 1.6 mg | 1.7 mg | 1.7 mg | 3.7 mg |
15. Socola và bột cacao | Chất sắt có trong thực phẩm nào ?
Sô cô la và bột cacao là 2 thực phẩm được hầu hết trẻ em yêu thích. Thay vì khuyến khích thì mẹ bỉm phải luôn canh chừng không để cho bé ăn quá nhiều socola. Thực tế, các loại chocolate nguyên chất, không pha hoặc thêm rất ít chất tạo ngọt thì rất tốt cho bé. Tuy nhiên những loại này lại không phải món khoái khẩu của trẻ.
Socola tổng hợp thường quá nhiều đường, chất béo nhưng lại ít protein. Trẻ ăn quá nhiều socola dẫn đến dư thừa kalo làm tăng cân, nhưng lượng protein lại thiếu hụt. Socola cũng được xếp vào nhóm thức ăn khó tiêu, làm đầy bụng, bé ăn ít đi. Trong socola chứa caffein gây mất ngủ. Vậy nên mẹ bỉm chỉ nên cho bé ăn socola sau 3 tuổi thôi nhé.
Tuy có nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận là socola và bột ca cao chứa rất nhiều các chất sắt và kẽm, là thực phẩm bổ sung hữu hiệu dành cho bà bầu và em bé > 3 tuổi. Cụ thể trong 100 gram socola đen (cacao = 80%) chứa khoảng 10 mg sắt. Với bột cacao nguyên chất, hàm lượng là 13.6mg / 100 gram. Theo nghiên cứu mới nhất của Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Liên bảng Đức, ăn vừa đủ 10 gram sô cô la mỗi ngày giúp hiệu quả giảm cân tăng 10%.
Vai trò của sắt cho trẻ sơ sinh, em bé dưới 5 tuổi.
Vi khoáng sắt được cơ thể dùng để tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Nếu mẹ bỉm chưa biết thì hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi từ phổi đến từng cơ quan. Còn myoglobin là chất sắc tố lưu trữ oxi trong các khối cơ. Nói ngắn gọn, thiếu sắt, chức năng hô hấp của cơ thể bị ảnh hưởng, các khối cơ thiếu oxi dẫn đến mệt mỏi, suy nhược. Điều này nguy hiểm hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi, làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí não của bé.
Thiếu sắt ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào ?
- Cơ thể trẻ bị suy nhược, mệt mỏi, da nhợt nhạt.
- Thể trạng cơ thể của em bé thấp còi, nhẹ cân.
- Khả năng giao tiếp, quan hệ xã hội bị ảnh hưởng.
- Bị chậm vận động: học ngồi, bò, đi, nói muộn.
- Khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ kém hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm do thiếu sắt, hay ốm vặt.
Sắt và kẽm đều là thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên enzym miễn dịch cho bé. Cung cấp đủ sắt và kẽm là phương pháp phòng tránh hiệu quả khỏi các loại virus cúm mùa. Quan trọng là vậy, nhưng thật khó để cha mẹ có thể tự nhận biết được rằng em bé có bị thiếu sắt hay không ? Ở mỗi giai đoạn của trẻ (dưới 1 tuổi, 1 -3 tuổi, 4 – 18 tuổi) vai trò và nhu cầu về sắt của trẻ lại thay đổi. Nội dung chi tiết có tại: Dấu hiệu trẻ em thiếu sắt, thuốc bổ sung sắt cho bé 1 2 3 tuổi.