Cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 tuổi ngang bướng bỉnh, không nghe lời

Làm sao để trẻ biết nghe lời là câu hỏi khiến cho nhiều bậc phụ huynh đau đầu. MySun cũng thường xuyên nhận được các phàn nàn rằng con bướng bỉnh. Hầu hết các trường hợp đều trở thành cuộc tranh giành quyền lực không hồi hết. Bạn yêu cầu con nhặt đồ chơi lên, bé tỏ thái độ chống đối và bỏ đi. Điều này xảy ra với trẻ ở mọi lứa tuổi. Vậy đâu là cách dạy đặc trị cho trẻ con từ 1 2 3 4 5 6 7 … tuổi ngang bướng bỉnh, không nghe lời ?

Bế tắc trong cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 tuổi ngang, bướng bỉnh.

Ba mẹ đã thử áp dụng nhiều kỹ thuật dạy con, nhưng có vẻ cách dạy kiểu truyền thống thường không hiệu quả với những trẻ bướng bỉnh. Bé chỉ miễn cưỡng làm theo do sợ roi vọt nhưng vẫn âm thầm chống đối. Khi không có ba mẹ ở đó, bé lại thực hiện ngược lại tất cả. Bạn bế tắc trong cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 … tuổi bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Bạn muốn tìm một phương pháp nhẹ nhàng để bớt căng thẳng hơn ?

Một số gợi ý cách dạy trẻ ngang bướng phổ biến trên mạng như:

  • Sử dụng thường xuyên từ “KHÔNG” để từ chối yêu cầu của trẻ.
  • Bắt con úp mặt vào tường hay dọa nạt nhốt bé vào trong phòng.
  • Giữ khoảng cách hay bơ không quan tâm mỗi khi bé hư.

… 

cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 tuổi bướng bỉnh hư không chịu nghe lời

MySun không phủ nhận tác dụng của các cách dạy trẻ không nghe lời phía trên. Có thể ngay lập tức bắt trẻ phải tuân theo mệnh lệnh. Bạn vẫn có thể áp dụng trong nhiều trường hợp. Nhưng những kỹ thuật đó chưa thể giải quyết triệt để mâu thuẫn và chữa lành vết thương trong tâm trí của trẻ. Điểm mấu chốt là hướng con tư duy cho đúng và tự nguyện làm theo. MySun đã tổng hợp cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 … tuổi ngang bướng bỉnh không nghe lời trong 4 mẹo đơn giản sau:

Mẹo 1: nghiên cứu bộ não của trẻ | Cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời.

Chắc hẳn bạn đọc sẽ không muốn lan man về cấu tạo của bộ não trẻ. Bao gồm khớp thần kinh, lớp giáp Myelin bảo vệ, vỏ não trước, dưới, tế bào thần kinh… và khá nhiều kiến thức khoa thú vị. Nhưng trong bài viết này sẽ không đề cập chi tiết. MySun chỉ khái quát để ba mẹ hiểu cách mà não em bé tiếp nhận và xử lý thông tin. Đây chính là chìa khóa – cách dạy khi con 1 2 3 tuổi, đặc trị hiệu quả với trẻ bướng bỉnh không nghe lời. 

1. Vỏ não trước trán Logic:

Bộ phận não ở phía trước ngay trước trán. Nó chịu trách nhiệm xử lý tư duy logic, sự đồng cảm, sáng tạo, dự đoán, giải quyết vấn đề. Đây là phần não hoạt động với cường độ cao nhất với người trưởng thành. Nhưng với trẻ nhỏ, nhận thức của bé còn non nớt và hoạt động kém hiệu quả nhất. Vậy nên ba mẹ cũng chưa thể yêu cầu bé phải xử lý các tình huống quá phức tạp. Hãy kiên nhẫn giải thích cho con các vấn đề đơn giản nhất.

bài tập yoga giúp cho bé thông minh

Có thể bạn chưa biết, tập Yoga giúp tăng trí tuệ, cải thiện tính tập trung của trẻ nhỏ. Mời bạn đọc xem bài viết: 22 bài tập Yoga trẻ em tại nhà cho mẹ và bé 3 4 5 6 tuổi

2. Hệ thống Limbic cảm xúc:

Hệ thống Limbic còn được gọi là bộ não cảm xúc. Nó có cấu tạo rất phức tập, gồm nhiều thành phần kết hợp với nhau nên rất khó để xác định chính xác danh giới cụ thể. Hệ thống Limbic để lưu trữ các ký ức, cách cơ thể phản ứng với điều kiện môi trường như căng thẳng, sợ hãi, tức giận, buồn, bất ngờ… Những năm đầu đời, hệ thống limbic ít quan tâm đến phản ứng của mọi người xung quanh về bé. Do vậy, trẻ con luôn vô tư làm những gì mình thích mà ít chịu định kiến của xã hội.

3. Điểm tiếp hợp thần kinh Xynap:

Điểm tiếp hợp thần kinh Xynap (Sinap) là nơi kết nối các tế bào thần kinh nơ-ron lại với nhau. Không chỉ là mối nối hình thành trí nhớ đơn giản. Các điểm Xynap còn có vai trò xử lý thông tin và ra quyết định dựa trên dữ kiện quá khứ. Vậy nên, cách dạy con bướng bỉnh không nghe lời phải nhất quán xuyên suốt khi trẻ từ 1 2 3 4 5 6 7 … tuổi. Nền tảng mà ba mẹ ươm trồng từ những năm tháng đầu đời sẽ theo bé cho đến khi trưởng thành.

Mẹo 2: chạm vào cảm xúc bên trong | Cách dạy trẻ 1 2 3 4 5 6 7 tuổi bướng bỉnh.

Phần trước, ba mẹ đã hiểu được cơ chế ra quyết định của con chủ yếu nằm ở hệ thống Limbic. Vậy nên cách dạy trẻ con nghe lời, không còn bướng bỉnh hiệu quả nhất là chạm vào cảm xúc. Nếu đi theo hướng này, bạn sẽ thấy đỡ áp lực hơn nhiều.

cách dạy khi trẻ con ngang bướng cứng đầu

Bạn cần phải chuẩn bị điều gì ?

  1. Giữ cho cảm xúc của bé trở về mức ổn định, không còn căng thẳng, quấy khóc…
  2. Tạo ra môi trường để bé có cơ hội bày tỏ nguyện vọng mà không bị phán xét.

Trước khi để bé có thể lắng nghe tốt, ba mẹ phải triệt tiêu các loại cảm xúc tiêu cực bên trong. Hãy giữ khoảng cách và một chút thời gian cho cả ba mẹ và em bé. Một bản nhạc vui vẻ sẽ rất hữu ích trong tình huống này.

Khai thác cảm xúc bên trong con.

  1. Hãy hỏi con đang cảm thấy thế nào ? Giận hờn, không thích một điều gì đó… Ví dụ như phải ngủ sớm, không được xem tivi, điện thoại…
  2. Thể hiện sự đồng tình với những cảm xúc đó. Hãy công nhận sự tồn tại của cảm xúc tiêu cực là điều hiển nhiên, kiểu như chẳng ai muốn phải ngủ sớm cả. Khi bạn chạm được cảm xúc bên trong, trẻ sẽ cảm thấy sự đồng cảm và muốn lắng nghe hơn.
  3. Khi này, hãy cố gắng giải thích cho bé một cách dễ hiểu nhất. Rằng nếu con ngủ muộn, thì ngày mai có thể bị đi học muộn…

Chắc hẳn, ba mẹ đã nhận thấy sai lầm trong cách dạy khiến trẻ con bướng bỉnh không nghe lời. Với phương pháp truyền thống, phụ huynh thường áp đặt suy nghĩ lý trí của người lớn vào con trẻ. Chỉ dạy quá nhiều thứ trong khi cảm xúc của bé không sẵn sàng để lắng nghe.

Mẹo 3: tập trung việc con làm được | Cách dạy con hư không chịu nghe lời.

Sau khi đã thực sự lắng nghe, chắc chắn con sẽ thay đổi. Có thể hành động ngay tức thì, hoặc âm thầm sửa đổi trong những lần sau đó. Giờ đây, bạn chỉ cần kiên nhẫn và chờ xem sự thay đổi từ từ của con. Việc thúc ép con hành động ngay lập tức có thể cắt đứt sợi dây kết nối vừa mới được hình thành. MySun xin chỉ ra một số ví dụ như sau:

Phương pháp dạy trẻ con bướng bỉnh không nghe lời SAI CÁCH:

  • Bắt đầu dọn dẹp đồ chơi bày bừa trên sàn luôn đi.
  • Giờ con đã tắt tivi và đi ngủ được chưa con ?
  • Đừng dành đồ chơi của em, hãy trả lại cho em ngay.

Phương pháp dạy trẻ con bướng bỉnh không nghe lời ĐÚNG CÁCH:

  • Con cùng mẹ thi xem ai dọn dẹp đồ chơi trên sàn nhanh hơn nào.
  • Con buồn ngủ chưa hay xem 15 phút nữa, chỉ duy nhất hôm nay thôi nhé.
  • Mẹ biết con rất thương em, hãy thể hiện tình cảm của con với em nào.

Mấu chốt là ba mẹ phải kiên nhẫn chờ vào sự thay đổi sau khi bé đã thực sự lắng nghe. Đừng kỳ vọng một kết quả diễn ra ngay lập tức. Tùy vào từng trường hợp, ba mẹ hãy lựa chọn cách nói chuyện với con sao cho con cảm thấy thoải mái.

Mẹo 4: khích lệ mỗi khi con làm tốt | Cách dạy trẻ ngang bướng không nghe lời.

Luôn khích lệ con mỗi khi bé làm tốt một việc gì đó. Hãy xây dựng cảm xúc tích cực là cách dạy trẻ con 1 2 3 4 5 6 7… tuổi nghe lời, không còn bướng bỉnh. Điểm tiếp hợp thần kinh Xynap có vai trò đưa ra quyết định dựa vào kinh nghiệm từ quá khứ. Một hành động tích cực dù nhỏ nếu được ba mẹ khích lệ sẽ trở thành tiền đề cho những việc sau này.

Khen ngợi đúng cách để dạy trẻ con nghe lời không còn ngang bướng bỉnh.

Hãy tập trung khen ngợi hành động chứ không nên tập trung vào tố chất của bé. Khi hoàn thành xong bài tập về nhà, thay vì khen thông minh, hãy tuyên dương con đã biết tự giác và lỗ lực học bài. Tại sao ư, vì các bé cần biết chính xác hành động gì sẽ được tuyên dương. Chứ không chỉ những lời động viên sáo rỗng không cụ thể. Hơn nữa, việc khen ngợi rằng con “thông minh”, “đáng yêu”… quá thường xuyên sẽ làm bé bị tự phụ.

Một vài ví dụ cụ thể:

Thay vì “Con đã hoàn thành bài tập thật xuất sắc”. Hãy thay đổi câu khen thành “Con đã tập trung 30 phút và làm đúng 8/10 câu bài tập về nhà.”

Thay vì “Con thật biết yêu thương nhường nhịn em”. Hãy bổ sung thêm chút hành động như “Con thật yêu thương và biết nhường đồ chơi cho em.”

Thay vì “Con đã biết ngủ sớm hơn mọi khi”. Hãy thử thay đổi rằng “Con đã biết ngủ đúng giờ, thậm chí tắt tivi trước 15 phút”

MYSUN TỔNG KẾT:

Để áp dụng đúng và đủ 4 mẹo trên đòi hỏi ba mẹ cần có thời gian thực hành để làm quen. MySun tin tưởng rằng đây là cách dạy cho trẻ con 1 2 3 4 5 6 7 … tuổi bướng bỉnh không nghe lời hiệu quả nhất. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc cải thiện môi trường và cảm xúc tiêu cực. Khi trẻ đã cảm nhận được sự đồng cảm đến từ phía ba mẹ, con sẽ cải thiện được khả năng lắng nghe, không còn ngang bướng và hành động thay đổi. Đã được hàng nghìn ba mẹ ứng dụng rất thành công phương pháp này. MySun sẽ rất hạnh phúc mỗi khi nhận được phản hồi tích cực từ bạn đọc.

Cẩm nang cho mẹ bé

Đồ chơi trẻ em MySun 

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận