Nên thức khuya hay dậy sớm học bài thì tốt hơn ?

Nên thức khuya hay dậy sớm học bài thì hiệu quả tốt hơn là chủ đề mà rất nhiều độc giả quan tâm. Nhất là ba mẹ có con đang chuẩn bị ôn luyện vào các kỳ thi quan trọng, quyết định đến tương lại. Câu chuyện về CEO Tim Cook của Apple thức dậy làm việc từ lúc 3h45 sáng được chia sẻ rộng rãi. Và đã rất nhiều người lấy làm bằng chứng cho thói quen thành công. Trong bài viết này, MySun xin phép được bàn luận nên thức khuya hay dậy sớm học làm việc theo góc nhìn khoa học.

Bạn thuộc nhóm Cú đêm – thức khuya hay Gà trống – dậy sớm ?

Theo nghiên cứu của đại học Bolton – Vương Quốc Anh trên ở độ tuổi trưởng thành thì 55% dân số hoạt động hiệu quả ở giữa ngày. Hơn 27% số người được khảo sát có thói quen ngủ sớm và dậy sớm, chúng ta gọi là Gà trống. Và còn 23% còn lại thuộc nhóm ngủ muộn và dậy muộn, gọi là Cú đêm. Do tập khảo sát còn chỉ giới hạn ở phạm vị nhỏ và phụ thuộc vào nhiều sai số như địa lý, độ tuổi, giới tính… Vậy nên kết luận của nhóm nghiên cứu chỉ là tồn tại 2 nhóm người Cú đêm và Gà trống. Với giờ giấc sinh hoạt lệch nhau đến 6 tiếng.

So sánh 2 nhóm người Cú đêm – thức khuya và Gà trống – dậy sớm.

Càng lớn tuổi, cơ thể chúng ta dần chuyển sang thói quen dậy sớm như chú Gà trống. Nhưng trong nội dung bài viết này, MySun xin phép loại bỏ yếu tố tuổi tác. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra 2 nhóm Gà trống và Cú đêm có sự khác biệt về tính cách. Nên thức khuya hay dậy sớm học bài sẽ phụ thuộc con bạn thuộc nhóm nào. Cụ thể:

Nên thức khuya hay dậy sớm học bài tốt hơn
  • Gà trống – dậy sớm: là nhóm người có tính kỉ luật cao và tính cách ôn hòa hướng ngoại hơn. Một phần do lịch sinh hoạt dậy sớm giúp họ có thời gian để thích nghi với cuộc sống ban ngày. Nhóm người gà trống lập kế hoạch cao cho bản thân và ít lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, coffee… Nhưng khi đối diện với khối lượng công việc lớn, nhóm gà trống lại tỏ ra kém thích nghi.
  • Cú đêm – thức khuya: ngược lại, nhóm người Cú đêm luôn biết duy trì năng lượng trong thời gian dài. Họ thường thuộc nhóm hướng nội, ý chí quyết tâm, góc nhìn sâu sắc và sáng tạo trong công việc. Đặc biệt do phải thích nghi với lịch sinh hoạt ban ngày như mọi người nên tốc độ xử lý công việc nhanh hơn. Và khả năng đa nhiệm của Cú đêm thức khuya tốt hơn nhiều nhóm Gà trống. Tuy vậy, hệ quả của việc ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất và tinh thần của Cú đêm.

Có thể thấy, mỗi nhóm đều có những điểm mạnh và yếu bù trừ cho nhau. Đặc biệt, nếu nhóm cú đêm được ngủ đủ giấc thì hoàn toàn khỏe mạnh như nhóm dậy sớm. Thậm chí, theo một nghiên cứu khác của đại học Oxford chỉ ra rằng nhóm người thức khuya có thời gian làm việc trung bình nhiều hơn nhóm dậy sớm. Do vậy, họ dễ dàng vươn tới thành công trong sự nghiệp, giàu có hơn mặt bằng chung.

Nên thức khuya hay dậy sớm học bài, làm việc thì tốt hơn ?

Có thể thấy rằng ngủ muộn, dậy muộn không phải là lựa chọn của số đông. Và mọi người vẫn định kiến không tốt về dậy muộn là lười nhác. Để trả lời câu hỏi nên thức khuya hay dậy sớm học bài tốt hơn, chúng ta nên phân tích theo 2 khía cạnh sau:

1. Hãy để cho con tự lựa chọn nên thức khuya hay dậy sớm học bài.

Nếu tố chất con là Cú đêm thì phải dậy sớm để học bài không đem lại hiệu quả tốt. Cơ thể bé mệt mỏi, uể oải và cần nhiều thời gian để tìm thấy niềm hứng khởi. Và chắc chắn bé không đủ tỉnh táo để thực sự tiếp thức khi học. Đồng thời cảm giác gấp gáp khi thu xếp thời gian ôn luyện sáng sớm với lịch học ban ngày.  

Nhưng nếu bé thuộc nhóm Gà trống dậy sớm thì những khó khăn trên chỉ là chuyện nhỏ. Bé dễ dàng tìm được sự tập trung khi vừa mới ngủ dậy. Do có tính kỷ luật nên bé dễ dàng sắp xếp lịch sinh hoạt phù hợp. Mọi việc được sắp xếp khoa học. Nếu khối lượng bài tập nhiều, con dậy sớm hơn hay cố gắng hoàn thành một phần từ ban ngày.

2. Nên thức khuya hay dậy sớm học bài phụ thuộc vào từng thời điểm.

Trong giai đoạn thi cử, khối lượng kiến thức ôn luyện là quá nhiều. Thì việc thức khuya để học bài sẽ là lựa chọn phổ biến hơn cả. Vì ban đêm, con bạn có nhiều thời gian hơn để xử lý đống bài vở khổng lồ. Bé có thể ngủ bù vào buổi trưa hoặc gật gù trong các tiết học phụ ban ngày. Đồng thời, con bạn sẽ dành ít thời gian vào những thú vui như chơi game, xem điện thoại…

Nhưng việc duy trì lịch sinh hoạt như vậy kéo dài là không tốt cho sức khỏe của con. Trong giai đoạn học tập bình thường thì việc thức khuya quá muộn là không cần thiết. Thay vào đó, ba mẹ hãy hướng dẫn con biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Bằng cách giảm tải bớt bài tập vào ban ngày, sắp xếp các việc theo mức độ quan trọng. Đồng thời loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung như điện thoại, máy tính, tiếng ồn… xung quanh. Điều quan trọng là độ tập trung trong mỗi giờ học tập chứ không phải thời gian học của bé.

MYSUN TỔNG KẾT:

Nên thức khuya hay dậy sớm học bài, làm việc sẽ hiệu quả hơn phụ thuộc vào từng cá nhân và thời điểm, hoàn cảnh khác nhau. Con bạn có thể thay đổi luân phiên Cú đêm và Gà trống khi được rèn luyện thường xuyên. Đối với người trưởng thành, việc lựa chọn làm cú đêm – thức khuya hay gà trống – dậy sớm thường quyết định bởi đặc thù công việc. Nghiên cứu chỉ ra các CEO giai đoạn đầu khởi nghiệp lựa chọn làm cú đêm nhiều hơn. Khi sự nghiệp đã ổn định, họ quan tâm đến sức khỏe và nội quy công ty bắt buộc phải chọn cuộc sống của một Gà trống dậy sớm.

Cẩm nang hưu ích cho mẹ và bé:

Cửa hàng đồ chơi trẻ em MySun:

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận