Câu chuyện hồi ức về Tết Hà Nội của người công chức thời bao cấp ngày xưa.

Bạn đã từng được nghe một người công chức kể về cái Tết thời bao cấp ở Hà Nội chưa? Tết Hà Nội thời bao cấp của người công chức xưa có gì thú vị? Cùng MySun lắng nghe câu chuyện hồi ức về Tết thời bao cấp ở Hà Nội của người công chức. Có lẽ với những người đã từng sống và làm việc ở Hà Nội sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm, hình ảnh Tết Hà Nội xưa.

“Tem phiếu” món quà Tết thời bao cấp dành cho các công chức Hà Nội. 

Là thanh niên ở quê lên học đại học ở Hà Nội, trước Tết 1 tuần đã được nghỉ học về quê ăn Tết cho nên 4 năm sinh viên tôi không có ấn tượng về Tết ở thành phố. Đến khi tốt nghiệp đại học được về công tác ở một viện nghiên cứu. Rồi lấy vợ sinh con, chính thức làm chủ gia đình và phải ở lại Hà Nội ăn tết mới thấy hết được Tết công chức ở thủ đô thời bao cấp xưa. 

câu chuyện về xếp hàng mậu dịch ngày tết xưa ở tại Hà Nội

Cuối những năm 70 – 80 của thế kỷ trước là thời kỳ kinh tế rất khó khăn. Tất tật mọi thứ đc phân phối bằng tem phiếu.  Phiếu mua hàng Tết loại công chức mới ra trường được mua 1 cân gạo nếp, 1 gói bánh, 1 gói kẹo, 1 lạng đỗ xanh, 1 gói chè loại ba và 1 vài thứ khác. Hai vợ chồng được mua 2 túi hàng Tết phải chia ra gửi Tết nội, ngoại. Và còn phải tự làm bánh và mứt Tết. Lấy phiếu lương thực đi mua 1 kg bột mì, ra chợ mua thêm 5 quả trứng. Rồi cộng thêm vài lạng đường đi thuê người ta làm bánh quy gai xốp. Vợ đi chợ mua khoai tây, táo ta về cắt, ngâm nước vôi trộn đường nấu mứt. Thế là khách đến đã có đủ bánh mứt để mời. 

Câu chuyện về chế độ phân chia quà Tết cho các cán bộ công chức Hà Nội xưa.

Chế độ tem phiếu ít ỏi không đủ ăn Tết. Nên đến tháng 9 bộ phận hành chính hậu cần của cơ quan đã xin giấy giới thiệu về các địa phương tìm nguồn để hỗ trợ cho các cán bộ cơ quan. Ngành nào xuống sở đó, sở lại giới thiệu xuống huyện, huyện liên hệ và chỉ đạo xã về bán lợn, gà, gạo nếp, gạo tẻ muối mắm. Giá lợn, giá gạo đều mua theo giá thu mua của nhà nước nên khá rẻ. Riêng lợn phải làm sao cho mỗi ng ăn chia chừng được 2kg thịt. Còn lòng lợn là để liên hoan trước Tết.

Cách chia gà thịt Tết cho công chức Hà Nội thời bao cấp xưa.

Để cho chắc ăn, trước Tết tầm 1 tháng lợn gà, gạo đã phải tập kết về cơ quan. Gay nhất là tìm chỗ nhốt lợn, gà và mua cám rau để nuôi không để gà, lợn gầy đi. Thời ấy Tết chỉ đc nghỉ 3 ngày 30, 1, 2 . Vì vậy khoảng từ 25 đến 29 Tết mới chia hàng Tết. Giết lợn vào trước tối liên hoan cuối năm. Gà thường mua tại các trại chăn nuôi gọi là gà công nghiệp có con to, béo, gầy. Trước 1, 2 ngày phòng hành chính cử một hai người xuống phân loại to, béo, nhỏ, gầy. Thủ trưởng đơn vị chắc chắn phải ưu tiên con to nhất. Rồi đến trưởng phó phòng, nhân viên. 

Phòng hành chính có sáng kiến cắt bìa viết tên các sếp buộc vào chân gà rồi thả lại vào phòng nuôi gà. Gọi là phòng, về cơ quan phải ngăn tạm 1 phòng để nhốt gà. Hôm chia gà, cánh nhân viên hành chính đi ủng lội trên phân gà đi tìm gà theo tên đã buộc ở chân. Anh trưởng phòng đứng ở cửa sướng tên gà viện trưởng, viện phó, gà trưởng phòng, phó phòng, nhân viên ở trong phải tìm bằng được. Mỗi lần tìm được lại reo lên gà viện trưởng đây rồi. Anh em đứng xếp hàng chờ đến lượt nhận gà cười thích thú mỗi khi anh em hô đã tìm được gà theo chức danh và tên của ai đó. 

Câu chuyện về phân chia thịt lợn Tết cho công chức bao cấp.

Ngày mổ lợn chia phần và ăn liên hoan đúng là vui như Tết. Cả cơ quan đều huy động đun nước, chọc lợn, cắt tiết, cạo lông, mổ lợn làm lòng, làm cổ. Chia phần thịt, phần thịt nào cũng phải có đủ các bộ phận mông, vai, ba chỉ, chân giò. Vì vậy mỗi phần thịt gồm các miếng nhỏ. Cơ quan có đủ 100 người phải chia đủ 100 phần. Các phòng nhận các phần thịt về chia cho anh em không ai được tự nhận phần. Phải làm thăm, viết tên từng người gấp lại đảm bảo bí mật. Người viết xong giao cho người khác bỏ thăm vào từng phần thịt. Sau đó lần lượt mở thăm tên ai ở phần thịt nào thì nhận phần thịt đó. Đảm bảo không tư lợi. 

Bài viết liên quan:

Ký ức về hình ảnh cả cơ quan cùng nhau liên hoan mổ lợn trước Tết xưa.  

Thông thường lợn phải giết từ đêm để còn gói giò, nấu nướng làm cỗ liên hoan. Khoảng 12h trưa sau khi mọi người đã nhận phần thịt treo lên cửa sổ. Cỗ bàn đã bày xong thì mới mời thủ trưởng cơ quan đến. Phòng liên hoan thường bố trí ở hội trường. Bàn ghế được kê lại thành bàn ăn. Khi mọi người đã vào mâm đông đủ, thủ trưởng nói lời chúc tụng dặn dò. Trước khi nghỉ Tết phải thu dọn tài liệu, kiểm tra điện. Tiếp đó mọi người đứng lên nâng cốc chúc tụng nhau. Liên hoan Tết phải có giò nạc, giò xào, thịt nấu đông, canh măng, bánh chưng, hành muối.

câu chuyện nuôi heo lợn trong phòng nhà thời kỳ bao cấp khó khăn

Ngày ấy giò lụa là món ăn quý giá, mỗi năm chỉ được ăn vài lần. Hết tuần rượu đầu mọi người ngồi xuống cầm đũa, thủ trưởng cơ quan rút tờ giấy ra nói vui: “thôi lòng vả cũng như lòng xung mình ăn liên hoan cũng phải nhớ người ở nhà. Tớ xin lấy phần miếng giò cho cháu”. Thế là cả cơ quan chả ai bảo ai, mỗi người đều rút giấy trong túi ra gói giò và vài miếng lòng lợn để mang về. Có mâm còn chia cả phần bánh chưng, mâm cỗ chỉ còn lại thịt đông, rau xào, bát nấu nhưng ai cũng vui, cười nói hỉ hả, chúc tụng ầm ầm. 

Thời bao cấp là cùng giúp nhau làm đồ chuẩn bị Tết trước khi mọi người về quê

Chẳng mấy khi đc ăn liên hoan nên mọi người ngồi lâu. Có hơi men nên mặt ai cũng đỏ bừng bừng. Giọng nói to hơn tâm sự thật lòng. tầm 3h chiều tiếc tan. Mọi người dọn dẹp rồi hối hả mang thịt về, kể cả những anh uống nhiều rượu say cũng phải mang thịt về để chế biến không hỏng vì ngày ấy thì làm gì có tủ lạnh. Cánh trẻ chưa vợ chưa chồng thì phải ngày hôm sau mới được về quê ăn Tết nên bắt tay ngày vào việc chế biến. Cả khu tập thể cơ quan bếp dầu được bật lên xào nấu thơm lừng. Mỡ thì rán, thịt phải luộc hoặc gói giò xào mang về quê. Yên tâm các khoản thực phẩm Tết tạm ổn để làm cơm cúng và có thể mời khách ăn cơm. 

Kỷ niệm đẹp về hình ảnh cả gia đình cùng đi sắm Tết Hà Nội ngày xưa. 

Mọi người đều chỉ có ngày 30 được nghỉ để dọn dẹp trang hoàng nhà cửa bày bàn thờ. Nhà ai cũng chật, bàn thờ lại nhỏ nên dọn dẹp cũng nhanh. Ngày ấy công chức ít người có tiền không có tiền mua đào quất. Nhưng dọn dẹp xong cũng phải chở vợ con đi chợ hoa chủ yếu là ngắm. Hà Nội cũng chỉ có một số nơi bán hoa Tết xưa là chợ Bưởi, phố cổ, vườn hoa Hàng Đậu. Thứ hoa cắm trong nhà ngày Tết phổ biến là thược dược, cúc đồng tiền. Pháo nếu không mua sẵn từ trước thì dứt khoát phải tìm mua ít nhất 1 bánh. Vài quả pháo đùng để giao thừa  đốt pháo mừng năm mới. 

Niềm vui khi gia đình quây quần cùng đón chờ Tết giao thừa đêm 30 thời bao cấp 

Chiều muộn giết con gà chia nhốt cho ăn gạo từ mấy hôm trước để làm cơm cúng tất niên. Trẻ con đứa nào cũng thích bánh chưng nên phải có bánh trong khu tập thể hoặc rủ nhau nấu chung hoặc tự nấu. Gạo đỗ không có nhiều chỉ gói dăm cái nhưng phải có bánh nhỏ để đêm 30 bánh chín trẻ con được bóc bánh ăn. Bánh chưng đun nồi nhỏ bằng bếp than tổ ong.

Trước đêm giao thừa, bánh mứt bầy gia đĩa hương đèn đã chuẩn bị xong. Nhưng hồi hộp nhất là đốt pháo, việc này chỉ bố và các con làm còn vợ không nhúng tay. Chẳng mấy nhà có tivi chỉ có radio mở đài nghe đợi giao thừa. Đúng giao thừa pháo các nhà nổ ran. Cả thành phố ầm vang tiếng pháo. Bố con châm lửa đốt pháo nhà mình pháo nổ ròn hết bánh cả nhà vui sướng hi vọng 1 năm mới may mắn tốt lành. Cả mấy tháng trời lo Tết đến lúc ấy mới thở phào sung sướng. 

Giờ đây, giao thừa nghe pháo nổ, nghe chủ tịch nước chúc Tết toàn dân toàn quân, cả nhà quây quần bên đĩa bánh mứt nhấm nháp chén rượu xuân. Chợt nhớ những cái Tết sum vầy  thời còn niên thiếu cùng bố mẹ, anh em ở Hà Nội .Dù thời gian có trôi qua bao nhiêu năm, tóc đã bạc nhưng MySun tin với những người con Hà Nội sẽ không thể quên một cái Tết xưa đầy kỷ niệm đẹp như thế. 

Cẩm nang cho gia đình:

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận