Các mẹ ơi, hãy coi thay tã là một nghệ thuật phải thành thạo và không phải ai cũng có thể hiệu quả như bạn. Da em bé sơ sinh, đặc biệt là vùng quấn quanh tã siêu nhạy cảm. Vì thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hơi ẩm cả ngày lẫn đêm. Chỉ vài thao tác sai khi thay tã bỉm cho em bé cũng là nguyên nhân khiến mông trẻ bị hăm. Gây khó ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng gián tiếp tới quá trình ăn uống sinh hoạt bình thường. Vậy cách điều trị trẻ bị hăm tã phải làm sao và có nên đóng bỉm cho em bé nữa không ? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết dưới đây:
6 SAI LẦM khi thay tã bỉm cho trẻ khiến mông em bé bị hăm.
Thực tế, ngoài số ít trường hợp trẻ có cơ địa quá nhạy cảm và bệnh lí. Thì hầu hết nguyên nhân làm cho mông trẻ bị hăm tã là do quá trình vệ sinh thay bỉm không đúng cách. Do phải thay tã nhiều lần trong một ngày, ngay cả ban đêm. Nên không phải lúc nào thao tác cũng thực sự chỉnh chu đầy đủ các bước. Chỉ đến khi phát hiện phần mông, bẹn của trẻ có dấu hiệu bị hăm tã bỉm, lúc đó ba mẹ mới thực sự ý thức được. MySun xin chỉ ra 6 sai lầm khi thay tã bỉm khiến cho mông trẻ bị hăm.
1. Không thay tã khi chưa thấy bẩn làm cho mông trẻ bị hăm.
Trong mùa đông, em bé có thể đi tè ít hơn do lượng chất lỏng bé nạp vào cơ thể ít đi. Nếu con bạn không khỏe hoặc bị mất nước, thói quen đi tiểu và ị của trẻ có thể thay đổi. Dẫn đến việc tã bị bẩn không thường xuyên. Đôi khi, chúng ta bỏ qua việc thay tã vì nghĩ nó vẫn còn sạch sẽ. Điều này có vẻ hợp lý nhưng thực sự có thể dẫn đến mông của trẻ phát ban và kích ứng hăm tã. Da của em bé cần thở và ma sát liên tục từ tã cũ sẽ ngăn điều này xảy ra.
Phải làm sao ? Tốt nhất bạn nên thay tã cho con bạn vào các giờ cố định một lần. Không trừ trường hợp ngoại lệ, và cho dù tã có bị bẩn hay không. Vì tã có khả năng siêu thấm hút, bằng mắt thường khó có thể phân biệt được. Điều này sẽ giúp em bé của bạn không bị khó chịu vì vùng quấn tã sẽ được giữ ẩm và tươi mới liên tục.
2. Không có một nơi cố định, dụng cụ để thay tã bỉm cất lộn xộn.
Một sai lầm phổ biến mà nhiều người trong chúng ta mắc phải là không có một nơi được chỉ định để thay tã cho bé. Mẹ bỉm có thể thay tã trên giường hoặc bất cứ nơi càng sớm càng tốt cũng là nguyên nhân gián tiếp làm trẻ bị hăm mông. Chắc hẳn bạn chưa tìm thấy sự liên quan nào ở đâu. Nhưng đó là sự thật, chưa có một nơi cố định có nghĩa khiến mẹ không chú tâm để vệ sinh kỹ càng. Em bé có thể dễ dàng bị nhiễm trùng trong quá trình thay tã.
Hãy tưởng tượng bạn vừa đặt bé lên bàn, cởi tã và nhận ra rằng bạn quên một số thứ trong phòng vệ sinh. Bạn chạy vào lấy và khi quay lại thấy bé con đã tạo ra một mớ hỗn độn tồi tệ hơn nhiều. Phải thực sự bình tĩnh. Có quá nhiều việc mà mẹ phải làm hàng ngày đến nỗi có thể dễ dàng bỏ qua những thứ cần thiết mà bạn cần giữ trong tay.
Phải làm sao ? Sử dụng ga hoặc tấm thảm nhựa chuyên dụng trải trên bề mặt bàn thay tã. Điều này sẽ giữ cho em bé của bạn khô ráo và sạch sẽ trong suốt quá trình thay tã. Đồng thời cũng giảm thiểu tình trạng lộn xộn mà bạn phải dọn dẹp sau này. Là những người mẹ, bạn luôn cần chuẩn bị tinh thần cho các tình huống phát sinh ngoài mong muốn. Giữ những đồ dùng tã lót đầy đủ trong một cái kệ nhỏ gần trạm thay tã ở nhà.
3. Bé xao nhãng khi thay tã bỉm là nguyên nhân trẻ bị hăm mông.
Trẻ em thường có xu hướng cáu kỉnh trong quá trình thay tã. Vì cảm thấy thực sự khó chịu với sự ẩm ướt. Các con thiếu kiên nhẫn để chờ đợi cho đến khi mẹ thay tã xong. Rất có thể sự cáu kỉnh này sẽ khiến bé thiếu hợp tác và gây khó xếp đồ đạc, vệ sinh. Em bé tiếp xúc với ẩm ướt càng lâu, mông trẻ càng dễ bị mẩn đỏ và phát ban hăm tã, bỉm!
Phải làm sao ? Trong trường hợp con vô cùng bồn chồn trong khi thay bỉm, hãy đảm bảo đưa cho trẻ thứ gì đó khiến trẻ bận rộn. Có thể là con búp bê hoặc món đồ chơi yêu thích để bé phân tâm, đỡ quấy hơn.
Ba mẹ chưa biết thay bỉm đúng cách cho bé, vui lòng xem tại: Nên thay tã cho trẻ sơ sinh mấy tiếng 1 lần, trước hay sau khi ăn.
4. Không vệ sinh sạch sẽ 2 phần trước và sau mông bé khi thay tã.
Việc vệ sinh sạch sẽ 2 phần trước và sau rất quan trọng. Điều này giúp loại bỏ vi trùng có thể gây nhiễm trùng và mang lại cho bé cảm giác sảng khoái. Đừng quên vệ sinh kỹ lưỡng ngay cả sau khi tã thay ra trông không có gì là bẩn. Phần da nhạy cảm quanh mông của bé buôn bị bức bí trong môi trường có độ ẩm cao và nhiều vi khuẩn.
Và áp lực của cơ thể dồn xuống do tư thế nằm ngửa thường xuyên của em bé. Khiến cho mông trẻ sơ sinh thường xuyên bị hăm tã bỉm. Một điều quan trọng nữa cần nhớ là luôn lau từ phần trước ra sau. Nếu làm chiều ngược lại vô tình bạn đã làm chất thải ở phần sau có cơ hội tiếp xúc với phần trước của bé.
Phải làm sao ? Nếu thay tã trong nhà tắm, nên sử dụng nước ấm để tạo cảm giác thoải mái nhất cho bé. Nước ấm cũng rửa sạch sẽ các chất thải bám trên bề mặt da. Trường hợp bạn không có nước ấm, có thể thay thế bằng khăn ướt. Khăn ướt rất tiện lợi vì sử dụng một lần và mẹ bỉm có thể mang theo bất cứ đâu. Lớp khăn ướt mềm mịn không gây kích ứng, giúp dưỡng ẩm cho da em bé.
5. Quên không sấy khô cho bé hoặc dùng vải lau không phù hợp.
Sau khi làm sạch kỹ lưỡng, việc lau khô kỹ lưỡng cũng không kém phần quan trọng. Đôi khi, mẹ bỉm có thể quên và bỏ qua luôn thao tác này sau khi đã quấn tã gọn gàng cho bé. Môi trường ẩm ướt, bức bí trong tã bỉm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, làm cho trẻ bị hăm mông.
Một sai lầm phổ biến khác khi thay tã bỉm cho bé là thao tác lau quá thô bạo. Cùng với khăn lau không đảm bảo, bề mặt thô xác có thể làm cho da trẻ sơ sinh bị các vết trầy xước nhỏ li ti nguy hiểm mà mắt chúng ta không nhìn thấy được.
Phải làm sao ? Lau người cho trẻ bằng khăn mềm và khô trước khi làm tiếp các bước tiếp theo của quá trình thay bỉm. Chất liệu của vải lau rất quan trọng. MySun khuyến nghị mẹ bỉm nên chọn các loại khăn dệt từ sợi bông cotton 100%. Để bảo đảm độ mềm mịn và an toàn tuyệt đối da trẻ sơ sinh.
6. Không sử dụng kem / phấn dưỡng da sau khi lau khô làm cho trẻ bị hăm tã.
Chắc hẳn bạn cũng không lạ gì khi làn da của bé vô cùng nhạy cảm và dễ bị dị ứng, mẩn ngứa. Mặc dù thay tã bỉm đúng cách rất quan trọng, nhưng vẫn là chưa đủ. Nếu không có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với vùng quấn tã thì bé vẫn có thể bị hăm mông. Vậy nên, mẹ bỉm cần nhớ dưỡng ẩm da 2 lớp sau khi lau khô hoàn toàn. Lớp đầu tiên là dưỡng ẩm, tiếp theo là phấn rôm dịu nhẹ. Điều này tạo ra một hàng rào bảo vệ để bảo vệ da trẻ sơ sinh khỏi bị nhiễm trùng.
Phải làm sao ? Nhớ thoa kem dưỡng ẩm nhẹ hoặc kem chống hăm (trong trường hợp bé dễ bị mẩn ngứa) không chỉ quanh vùng kín, mông cho trẻ mà còn dọc theo vùng da có thun của tã bỉm tiếp xúc. Cuối cùng thoa một lớp phấn rôm dịu nhẹ cho em bé trước khi mặc tã mới. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tươi mát và khô thoáng trong thời gian dài. Chỉ chọn loại bột trẻ em được bác sĩ nhi khoa và bác sĩ da liễu chấp thuận và nhớ đừng lạm dụng nó.
Tin tức liên quan:
- Quà thôi nôi sinh nhật cho bé trai gái 1 tuổi nên mua tặng gì ?
- Các giai đoạn quá trình phát triển của trẻ em bé sơ sinh dưới 1 tuổi.
- Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh – Viện Dinh Dưỡng
Trẻ em bị hăm tã có nên đóng bỉm nữa không và cách điều trị phải làm sao ?
Bé sẽ phải quấn tã trong một thời gian dài suốt thời thơ ấu. Và ba mẹ nào cũng đều mong muốn cho trải nghiệm này diễn ra suôn sẻ nhất có thể. Chỉ cần tránh được 6 sai lầm phổ biến khi thay tã bỉm cho em bé, MySun chắc chắn đã giảm thiếu tối đa nguy cơ trẻ bị hăm mông. Để mỗi lần thay tã đều là trải nghiệm hạnh phúc cho con bạn!
Trẻ sơ sinh bị hăm mông có nên đóng bỉm ?
Nếu như không may trẻ bị hăm tã rồi thì cách điều trị phải làm sao và có nên đóng bỉm nữa không ? Câu trả lời chắc chắn là CÓ !
Bỉm đạt chuẩn chất lượng thì sẽ không có phụ gia và an toàn tuyệt đối với da trẻ em. Hơn thế nữa, bỉm còn có nhiều chức năng thiết yếu khác nữa. Mẹ bỉm cần lưu ý chọn mua loại bỉm chính hãng của các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra trong quá trình thay tã cho bé, nên điểu chỉnh cho lỏng hơn bình thường và tránh vùng dây thun bóp chặt vào vùng da quanh mông, bẹn của trẻ đã bị hăm bỉm. Thời gian thay bỉm tã cho trẻ bị hăm mông cũng nên rút ngắn xuống 3 – 4 tiếng / lần.
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị hăm phải làm sao ?
Có 2 cách được mẹ bỉm lựa chọn để chữa đặc trị và phục hồi các vùng da trẻ em bị tã. Đó là sử dụng các nguyên liệu tự nhiên lành tính hoặc mua thuốc chữa hăm mông cho bé theo kê đơn của bác sĩ. Trong bài viết này, MySun xin phép không khuyến nghị các mẹ lựa chọn trường phái nào cả. Thay vào đó sẽ chỉ liệt kê ra đây để mọi người cùng trao đổi kinh nghiệm:
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị hăm tã bằng và nguyên liệu thiên nhiên.
- Sữa mẹ: loại nguyên liệu luôn sẵn có và không tốn chi phí. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng sinh diệt khuẩn hiệu quả. Mẹ bỉm nên nhỏ giọt sữa lên vùng da em bé bị hăm và để khô trước khi quấn tã.
- Giấm gạo: là một mẹo dân gian được ông bà áp dụng từ nhiều đời. Dựa trên cơ sở khoa học, nước tiểu tính kiềm cao, khi tiếp xúc với da lâu sẽ gây bỏng. Giấm sẽ giúp cân bằng lại độ PH của nước tiểu rất hiệu quả.
- Lô hội: có đặc tính chống viêm tự nhiên và chứa nhiều vitamin E. Tuy nhiên các mẹ nên mua lô hội nguồn gốc an toàn, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
- Dầu dừa: tương tự lô hội, dầu dừa cũng chứa nhiều kháng khuẩn tự nhiên và các vitamin cần thiết. Ngoài ra dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm và dịu các vết bị hăm trên da em bé. Nên chọn dầu dừa nguyên chất 100% không pha thêm phụ gia.
- Chè xanh: vũ khí bí mật trong chè xanh là chất tannin đặc trị phục hồi da bị tổn thương. Chè xanh dễ kiếm, giá rẻ chỉ cần rửa sạch đun sôi để nguội. Dùng nước chè lau vào vùng da trẻ sơ sinh bị hăm. Trong các bệnh viên, bác sĩ thường khuyến nghị vệ sinh cho bệnh nhân nằm lâu một tư thế bằng nước trà xanh.
Cách điều trị cho em bé bị hăm bằng các loại thuốc được dược sĩ kê toa.
- Thuốc trị hăm Bepanthen: xuất xứ Đức. Có thành phần là Dexpanthenol giúp tái tạo da em bé.
- Thuốc trị hăm Ceradan Diaper: xuất xứ Singapore. Tạo ra lớp màng bảo vệ 3 lớp giàu lipids.
- Thuốc trị hăm Chicco: xuất xứ Ý. Có 3 tác dụng là sát khuẩn, làm khô nhanh nhưng vẫn dưỡng ẩm cho da.
- Thuốc trị hăm Sanosan: xuất xứ Đức. Triết suất từ thành phần dưỡng thiên nhiên như dầu oliu, Lactose.
- Thuốc trị hăm Biolane: xuất xứ Pháp. Chứa nhiều Panthenol, Vitamin E, Kẽm… làm dịu phục hồi vùng tổn thương. Hydra-Bleine tăng lớp dầu trên biểu bì của da.
MySun hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cách phòng tránh nguy cơ trẻ bị hăm mông. Được nuôi nấng và ngóng trông bé con lớn khôn từng ngày chắc chắn niềm hạnh phúc lớn lao nhất của các ông bố, bà mẹ. Còn rất nhiều bài viết hữu ích khác tại: Cẩm nang nuôi con khỏe mạnh.
- Trẻ đi tập tễnh 1 chân bị bệnh gì – Trật khớp háng bẩm sinh.
- Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết lật, bài tập lẫy cho bé đúng cách.
- 9 Bí quyết cách giữ gìn lửa hạnh phúc gia đình sau hôn nhân.
Siêu thị đồ cho mẹ và bé MySun
-
Thau chậu nhựa vuông GẤP GỌN mini rửa mặt cho bé đa năng treo tường đẹp, cỡ lớn MySun73.000 ₫ – 89.000 ₫
-
Thau chậu bồn tắm gấp gọn trẻ em bằng nhựa PP, Silicon an toàn cho bé sơ sinh, có kèm phao đỡ thông minh MySun399.000 ₫ – 512.000 ₫
-
Balo túi ba lô đựng bỉm sữa giữ nhiệt đa năng cho mẹ và bé chính hãng MySunOriginal price was: 265.000 ₫.239.000 ₫Current price is: 239.000 ₫.
-
Bình tập uống nước có ống hút nước cho trẻ em bé đi học119.000 ₫ – 135.000 ₫