Cách giao tiếp nói chuyện với trẻ sơ sinh và em bé trong bụng mẹ.

Nếu bạn chưa biết, trẻ sơ sinh, thậm chí em bé thai nhi trong bụng mẹ cũng biết giao tiếp nói chuyện với thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Con có thể giao tiếp thông qua tiếng khóc và ngôn ngữ cơ thể vui, buồn, lo lắng… Nắm bắt cách trẻ giao tiếp ở từng giai đoạn phát triển giúp ba mẹ hiểu con hơn. Bài viết này của MySun sẽ giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ sơ sinh.

Với từng giai đoạn của em bé, ba mẹ nên lựa chọn cách nói chuyện với trẻ sơ sinh khác nhau. Trong năm đầu đời, trẻ sơ sinh giao tiếp chủ yếu bằng biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ. Con bắt đầu tập nói bi bô khi được sau 1 tuổi. Quá trình học hỏi ngôn ngữ, ghi nhớ sắp xếp từ vựng nhanh thần tốc. Và đến khi bé được 3 tuổi đã có thể nói chuyện với người lớn thành thạo đúng cú pháp.

Giai đoạn 1: Cách nói chuyện của em bé trong bụng mẹ, trẻ sơ sinh.

Theo nghiên cứu khoa học, mẹ bầu đã có thể nói chuyện với em bé thai nhi trong bụng ngay từ tháng thứ 6. Bằng nhiều cách khác nhau như cho bé nghe nhạc, đọc sách, massage bụng hay dùng ánh sáng. Các tác động sẽ ít nhiều ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển trí não của trẻ. Thai nhi có thể hưởng ứng lại thông điệp bằng cách đạp hay cử động có chủ đích.

bà mẹ bầu nói chuyện với em bé thai nhi trong bụng bằng cách nào đúngcho nghe nhạc giao hưởng thông minh

Tương tự trẻ sơ sinh cũng bắt đầu giao tiếp ngay khi được sinh ra đời. Và khóc chính là công cụ đầu tiên của giao tiếp. Trẻ sơ sinh khóc giống như một câu thần chú đơn giản, nói chuyện đối với ba mẹ. Rằng cô cậu thực sự đang truyền đạt nhu cầu của mình (muốn được ăn, được vệ sinh, được an ủi).

Giai đoạn 2: Cách nói chuyện giao tiếp của trẻ sơ sinh 1 năm đầu đời.

Trong năm đầu đời, kỹ năng giao tiếp của bé bắt đầu phát triển nhanh theo từng tháng tuổi. Bé biết cười reo lên vui sướng, thủ thỉ và ê â vui tai. Giai đoạn này, trẻ sơ sinh giao tiếp thông qua biểu cảm trên khuôn mặt và hoàn toàn có thể hiểu ngôn ngữ nói chuyện của người lớn.

Em bé mong muốn được khám phá thế giới, tò mò và muốn tìm hiểu mọi thứ. Do trẻ sơ sinh chưa biết cách di chuyển để với lấy nên nhu cầu giao tiếp nói chuyện rất mạnh mẽ. Ví dụ trong suy nghĩ của bé “Con gấu bông yêu quý của mình đâu?”. Thì con sẽ liếc mắt nhìn xung quanh trông ngóng như đang tìm kiếm điều gì đó.

Giai đoạn 3: Các ngôn ngữ giao tiếp của em bé từ 1 – 2 tuổi.

Từ 12 đến 16 tháng, em bé đã biết cách nói chuyện thông qua bập bẹ những 1-2 từ đơn giản. Bắt đầu là biết phân biệt gọi tên các thành viên trong gia đình như “mẹ”, “bố”, “ông”, “bà”… Cùng với đó em bé truyền đạt yêu cầu đơn giản như “ăn” “nước”. Kết hợp với cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt, ba mẹ sẽ chẳng khó khăn để hiểu được mong muốn của bé. Ví dụ, con sẽ bắt đầu dụi và chớp mắt để thể hiện rằng cô cậu muốn muốn ngủ. Hoặc tỏ ra cáu kỉnh nếu bé bị đói. Khi bị một người lạ tiếp cận, bé con sẽ trốn sau lưng ba mẹ để thể hiện sự sợ hãi với đối phương.

Trong gia đoạn từ 15 đến 24 tháng, bé có thể hiểu được các phép tắc cơ bản trong xã hiệu. Như ra dấu hiệu vẫy tay ‘tạm biệt’, khoanh tay chào, đưa tay ra xin cảm ơn. Bé cũng đã biết chỉ vào các bộ phận cơ thể khác nhau để phân biệt. Vốn từ vựng trong giai đoạn này của con cũng được cải thiện đáng kể. Thường thì các bé sử dụng được khoảng 20 từ khác nhau để nói chuyện. Thông qua các tình huống trong gia đình, em bé cũng bắt chước nói chuyện (một cách không mạch lạc) với búp bê, đồ chơi như thật.

Giai đoạn 4: Cách nói chuyện giao tiếp của em bé từ 2 – 3 tuổi.

Khi con bạn được 2 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng các từ ngữ mang tính hành động. Và ‘KHÔNG’ trở thành một phần quan trọng trong vốn từ vựng của em bé. Điều này dễ khiến ba mẹ cảm thấy khó chịu khi nghe một từ tiêu cực quá sớm. Nhưng ba mẹ nên bình tĩnh để hiểu chính xác theo lăng kính của trẻ nhỏ. Cách nói cụt ngủn ‘Không’ chỉ có nghĩa là trẻ em đang cố gắng thể hiện quan điểm của mình không thích điều gì, khẳng định sự độc lập.

cách dạy trẻ 1 2 3 4 5 tuổi biết nghe lời chào hỏi lễ phép

Bé không có nhiều từ vựng và chưa ý thức được cách nói ra sao để lễ phép với người lớn. Do vậy, ba mẹ nên kiên nhẫn uốn nắn con từng câu một. Em bé từ 2 tuổi đã biết và sử dụng hơn 100 từ. Ba mẹ nên dạy cho bé thể hát những bài hát thiếu nhi. Mặc dù còn ngọng níu ngọng nô không rõ ràng lắm. Nhưng đó là bước tiến vượt bậc nếu so với chỉ mấy tháng trước.

Khi ngoài 30 tháng, bé con rất thích giao tiếp nói chuyện với mọi người. Bé có thể nói những cụm từ ngắn như ‘Mẹ ơi, đi chơi đi’, ‘Đi công viên’, ‘Ăn cơm’… Tuy vậy, ba mẹ đừng vội kỳ vọng bé trở thành một chuyên gia ngữ pháp. Ở giai đoạn này, trẻ mới biết đi bỏ qua các tính từ và các quy ước ngữ pháp khác. Bạn sẽ nhận thấy rằng bé yêu cũng biết thay đổi linh hoạt đại từ con / cháu với từng đối tượng giao tiếp.

Tin tức liên quan:

Các cách giao tiếp nói chuyện với trẻ sơ sinh, em bé trong bụng mẹ.

Trong phần này, MySun dẫn 5 cách giao tiếp nói chuyện với trẻ sơ sinh, em bé trong bụng mẹ. Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà ba mẹ lựa chọn phương thức phù hợp.

cách trò nói chuyện giao tiếp với trẻ sơ sinh em bé trong bụng mẹ

1. Nói chuyện và hát cho bé con nghe

Trẻ sơ sinh hay em bé trong bụng mẹ ban đầu chưa thể nói chuyện được với bạn. Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản được bạn tương tác với con. Với em bé thai nhi, mẹ có thể cho nghe các bài nhạc giao hưởng kích thích phát triển trí não thông minh. Kết hợp với động tác massage bụng. Thai nhi sẽ tương tác lại bằng các động tác đạp chân hay cử động cơ thể. Tham khảo: Nhạc thai giáo giao hưởng cho bà bầu và em bé thông minh.

Với trẻ sơ sinh, các bài thiếu nhu, hát ru cho con ngủ cũng là một cách nói chuyện giao tiếp tuyệt vời. Ba mẹ hãy thử nói chuyện tâm sự độc thoại với cô cậu. Bằng một cách kỳ diệu, bé có thể hiểu được tình cảm của ba mẹ dành cho mình. Và tập trung lắng nghe, luồng âm thanh này sẽ khuyến khích con bạn bắt đầu nói.

2. Hiểu các cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt.

Khi bé bắt đầu ra hiệu hoặc chỉ vào đồ vật, bạn có thể khó hiểu được suy nghĩ của con. Điều này có thể khiến trẻ bực bội vì không thể truyền đạt những gì trẻ muốn. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là bắt đầu chỉ tay vào các đồ vật khác nhau như cô ấy. Kết hợp với biểu cảm khuôn mặt như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi…

dấu hiệu biểu hiện trẻ em bé sốt đi tuốt mọc răng ở trẻ bao nhiêu độ kéo dài bao lâu

Hỏi cô cậu ấy “Con muốn lấy cái này đúng không ?” Điều này cho con thấy rằng bạn thực sự muốn hiểu và giúp cô ấy xây dựng vốn từ vựng. Ngay cả khi không thể trả lời bạn, trẻ sơ sinh cũng đang học từ ba mẹ những từ mà cô ấy sẽ sớm sử dụng.

3. Nắn chỉn câu nói của con cho chỉnh chu.

Khi con bạn được 2 tuổi là lúc ba mẹ nên nắn chỉnh các câu nói của con cho chỉnh chu hơn. Nếu con bạn nói “Ăn cháo”, “Về nhà” hoặc “Đi ngủ”, hãy hướng dẫn bé sửa lại “Con muốn ăn cháo?”. Và tất nhiên kèm theo câu trả lời cũng đầy đủ ngữ pháp kèm tình yêu thương.

Thay vì sử dụng cách nói chuyện dành cho  như ‘măm măm nào’, để ra hiệu thức ăn, sữa hoặc bình sữa, hãy sử dụng những từ ngữ thực sự với trẻ mới biết đi của bạn. “Để mẹ nấu cháo cho con ăn nhé !”. Hay như “Em bé bây giờ đang ngủ, con chơi với em sau nhé.” Điều này sẽ giúp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ linh hoạt của con.

4. Nói chuyện với em bé một cách ngắn gọn.

Giai đoạn đầu con tập nói, thay vì sử dụng những từ phức tạp, hãy giao tiếp với bé thật ngắn gọn. Tuy nhiên vẫn đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ theo cú pháp chủ ngữ vị ngữ. Và nhớ hãy ngắt thành từng câu ngắn và chờ cho con phản ứng hay trả lời. Thay vì một câu dài với nhiều từ vựng mà chỉ có người lớn mới hiểu được. Ví dụ trước giờ ăn dặm, mẹ hỏi con:

Mẹ: Con đói chưa ?

Em bé: Con đói. Con muốn ăn.

Mẹ: Con ăn cháo nhé !!!

5. Dạy cho bé danh từ kèm động từ liên quan.

Cải thiện vốn từ vựng của trẻ bằng cách nói tên của các đồ vật quen thuộc hằng ngày với bé. Có thể là bộ đồ chơi, dụng cụ ăn dặm kết hợp với động từ chức năng như cầm, nắm, lấy, chạy, xúc, chơi… Bất cứ khi nào bé được ra ngoài, mẹ hãy đống vai trò là hướng dẫn viên du lịch. Để chỉ cho bé thấy những điều tuyệt vời xung quanh. Em bé sẽ ghi nhớ rất nhanh và xây dựng vốn từ vựng của mình.

Mặc dù tốc độ học giao tiếp của mỗi đứa trẻ phát triển là khác nhau. Nhưng nếu 15 đến 18 tháng tuổi mà biết nói gì, hãy đưa bé đến khám tại ​​bác sĩ nhi khoa. Để biết chắc chắn rằng ngôn ngữ của bé có đang phát triển bình thường hay không. Bạn tham khảo bài viết: Nguyên nhân trẻ chậm nói có phải kém thông minh, ảnh hưởng gì không ?

Cẩm nang cho mẹ và bé MySun

Thế giới đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận