Trẻ em sơ sinh mấy tháng thì biết lật, bài tập lẫy cho bé đúng cách.

Hạnh phúc của ba mẹ là được trông thấy con lớn khôn từng ngày. Thật vui khi lần đầu tiên nhìn thấy bé con biết tập lật, lẫy, ngồi, trườn, bò và biết đi. Mỗi em bé sẽ có lộ trình phát triển không hoàn toàn giống nhau. Cột mốc quan trọng đầu tiên mà mẹ bỉm luôn ngóng trông là khoảng khắc trẻ tập lật người. Bài viết này sẽ giải đáp các câu hỏi thường gặp của mẹ bỉm như “Trẻ em bé sơ sinh mấy tháng thì mới biết lật lẫy ?”. Hướng dẫn mẹ bỉm cách cho bé tập lẫy an toàn.

Tác dụng của động tác lẫy lật cho trẻ sơ sinh

Lẫy là động tác trẻ sơ sinh tự xoay lật người từ ngửa sang úp và ngược lại từ úp sang ngửa. Nhờ đó mà bé có thể di chuyển cơ thể từ nơi này sang nơi khác. Quá trình mấy tháng trẻ sơ sinh biết tập lật lẫy, các khối cơ bắp xương của bé được rèn luyện thường xuyên, phát triển khỏe mạnh. Kỹ năng lẫy lật giúp bé tăng khả năng quan sát học hỏi và kiểm soát đầu cổ tốt hơn. Qua đó hỗ trợ mạnh mẽ cho trẻ học thêm các kỹ năng khó hơn sau này như ngồi, trườn, bò, đứng đi. Xem tổng quan tại: Quá trình phát triển của trẻ em sơ sinh qua các giai đoạn: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.

mấy tháng trẻ con em bé sơ sinh thì mới biết tập lẫy lật được

Hộp sọ của em bé sơ sinh rất mềm và dễ uốn thay đổi khi chịu lực thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng đầu bẹp hay đầu phẳng xuất phát từ tư thế nằm. Trẻ sơ sinh nằm ngủ nhiều giờ trong một ngày với duy nhất một tư thế thì dễ bị đầu bẹp. Tỷ lệ này ở các ca sinh non còn cao hơn do vỏ não của trẻ thiếu tháng mềm hơn bình thường. Biết lẫy lật sớm giúp bé thường xuyên xoay thay đổi tư thế ngủ. Lúc thì nằm ngửa, nằm nghiên, có khi lại nằm úp. Do đó ít có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng hơn những em bé chậm học lẫy lật.

Trẻ em bé sơ sinh mấy tháng thì mới biết tập lật lẫy.

Vừa mới sinh ra, trẻ con đã biết lật người nằm nghiên khi ngủ. Nhưng phản xạ này dần dần biến mất trong tháng đầu tiên. Chỉ khi cơ thể trẻ sơ sinh phát triển, hệ cơ xương cứng cáp, bé giữ được đầu thì các dấu hiệu tập lẫy mới xuất hiện lại. Xác định chính xác trẻ em sơ sinh mấy tháng mới biết lẫy lật là không thể. Đa số các em bé sẽ biết tập lẫy lật trong khoảng từ tháng 4 – 6. Tỷ lệ cụ thể như sau:

Tháng tuổi345678>=9
Tỷ lệ13%28%22%15%8%3%11%

Mẹ bỉm lưu, không xác định được chính xác mấy tháng thì trẻ em bé sơ sinh mới biết lật lẫy. Bất thình lình phút chốc, bé xoay lật người từ tư thế ngửa sang úp. Hành động này thực sự nguy hiểm nếu như trẻ sơ sinh đang nằm trên ghế sofa hay mép giường. Vậy nên với em bé sơ sinh từ 2 tháng tuổi trở đi, mẹ bỉm phải thường xuyên dõi theo và tuyệt đối không để cho bé nằm những nơi không an toàn.

Một giải pháp thông minh là chọn mua các Tấm khung quây giường loại tốt, chắc chắn, an toàn cho bé. Mẹ bỉm xem chi tiết sản phẩm tại: Thanh chắn giường khung thép MySun loại 1m2 1m5 1m8 2m 2m2

04 nguyên nhân khiến trẻ bé tập lật lẫy bị chậm.

Theo đó, trẻ em bé sơ sinh sau mấy tháng thứ 8 mà chưa biết lẫy lật thì bị coi là chậm. Tỷ lệ này tập trung nhiều ở nhóm trẻ sinh non. Nếu thấy bé lười vận động, sau 8 tháng mà chưa biết lẫy thì nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ. MySun xin phép liệt kê 4 nguyên nhân phổ biến gây cản trở trẻ em học lật lẫy thành công.

1.  Bé mặc quần áo quá kín, chật, nặng.

Nhiều em bé sinh ra mùa lạnh, bố mẹ sợ con bị cảm lạnh nên mặc quần áo quá dày, nặng, nhiều lớp kín bưng. Điều đó vô hình dung làm cản trở quá trình vận động thông thường của trẻ. Mặc quần áo kín quá làm hạn chế điều tiết thân nhiệt của trẻ. Các thớ vải ôm sát da trẻ sơ sinh trong thời gian dài gây hằn đỏ, dị ứng tổn thương. Mẹ bỉm thường không tìm ra nguyên nhân khó chịu của bé sơ sinh mà chỉ thấy trẻ hay khóc.

Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường mà mẹ bỉm mặc cho bé lượng quần áo vừa đủ thôi. Sao cho bé tập lật lẫy thoải mái nhất. Nên chọn quần áo dệt bằng vải bông cotton sẽ thân thiện với làn da bé hơn vật liệu tổng hợp.

2. Cơ thể suy nhược, thiếu canxi, vitamin D.

Trong mấy tháng đầu sơ sinh, các trẻ em bé sinh non hoặc có bệnh lý nền biết tập lẫy lật chậm hơn bình thường. Cũng có thể do cơ thể bé bị thiếu chất dẫn đến suy nhược, chậm phát triển cơ và xương. Trong đó, sữa mẹ là nguồn cung cấp Protein chính bồi đắp nên khối cơ. Còn canxi và vitamin D là 2 chất dinh dưỡng xây dựng nên hệ xương và răng.

cách uống bổ sung vitamin d d3 cho trẻ em bé sơ sinh bằng tắm nắng

Nếu thiếu vitamin D thì cơ thể bé không thể sử dụng canxi để cấu tạo răng và xương được. Tắm nắng là phương pháp tổng hợp vitamin D tự nhiên an toàn cho bé. Ngoài ra, thừa Photpho hay thiếu MK7 (vitamin nhóm K2) cũng làm giảm lượng canxi trong máu của trẻ. Giai đoạn biết tập lẫy lật trùng với thời điểm em bé mọc 2 răng cửa đầu tiên, chi tiết xem tại: Mấy tháng trẻ sơ sinh mọc răng sữa ?  

3. Trẻ sơ sinh bị béo phì thừa cân.

Hiện nay, điều kiện sống được tăng cao, lối sống lười vận động, nạp nhiều chất trở nên phổ biến. Đó là nguyên nhân gây ra vấn nạn béo phì trong dân số. Nguy hại hơn, bệnh béo phì còn ảnh hưởng trực tiếp thế hệ tưởng lai ngay khi còn trong bụng mẹ. Quan niệm mẹ bầu phải ăn gấp đôi bình thường dẫn đến thai nhi bị thừa cân. Thai nhi hay bé sơ sinh chào đời nặng cân hơn bình thường chưa hẳn đã là tín hiệu mừng.

Cùng với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống giàu tinh bột, năng lượng càng làm tình trạng béo ở trẻ sơ sinh phì trở nên phổ biến hơn. Từ đó cản trở quá trình vận động bình thường của trẻ. Bé sơ sinh thừa cân có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn. Đồng thời chức năng vận động hạn chế khiến quá trình học kỹ năng bị châm: lẫy, ngồi, trườn, bò, đi…

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đang được nhiều bà mẹ Việt Nam quan tâm và ứng dụng. Là phương pháp khoa học, hướng tới cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm chất: tinh bột, đạm và vitamin. Xem chuỗi bài viết về chủ đề này tại: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật. 

4. Tâm lý bị trở ngại, tính cách rụt rè.

Nhiều trẻ sơ sinh từng trải qua những kỷ niệm không vui khi tập lật lẫy sẽ tạo ra rào cản cho những lần tiếp theo. Cũng có em bé sở hữu tính cách rụt rè hay thờ ơ với việc tập vận động. Cả 3 trường hợp này, mẹ bỉm đều cần kiên nhẫn và hỗ trợ con tập lẫy lật bằng các thao tác an toàn. Dần dần bé sẽ hoạt bát, tự tin và thoải mái trong tâm lý hơn.  

04 dấu hiệu nhận biết trẻ em bé muốn tập lật lẫy.

Do bị hạn chế trong giao tiếp, chưa nói chuyện được nên trẻ con sẽ giao tiếp với bố mẹ bằng nhiều cách khác nhau. Nếu tinh ý, mẹ bỉm có thể nhìn thấy các dấu hiệu nhận biết trằng trẻ em bé muốn tập lật lẫy.

trẻ con em bé mấy tháng đã biết sẵn sàng lật lẫy
  • Dấu hiệu 1: bé bắt đầu ngó nghiên để ý đến các vật bé thích và cố gắng với hoặc trườn dù chưa thành công. Dây là dấu hiệu rằng não trẻ bắt đầu tò mò về sự vật xung quanh chứ không thụ động như trước.
  • Dấu hiệu 2: trẻ cuộn cơ thể lại rồi vung chân mạnh sang một hướng. Bé thực hành nhiều sẽ tự mình xoay người từ tư thế nằm ngửa sang nằm nghiên. Dấu hiệu này cho thấy phần nửa thân dưới của bé đã đủ khỏe để tập lẫy lật.
  • Dấu hiệu 3: khi nằm ngửa, thỉnh thoảng bé lại nhấc bổng 2 chân lên cao. Bé vung và dướn chân để 2 tay với lấy. Đây là một cách tay chân bé tự chơi với nhau những khi nhàm chán.
  • Dấu hiệu 4: khi nằm sấp, trẻ có thể tự ngẩng đầu vững. Thậm chí đưa 2 tay ấn xuống giường, cong lưng để nhấc đầu và phần ngực lên. Động tác đó được bé tự nguyện thực hiện thường xuyên giúp khối cơ tay, ngực khỏe mạnh.

Bài tập hướng dẫn cho bé tập lật lẫy đúng cách.

Khi nhìn thấy các dấu hiệu trên lặp đi lặp lại nhiều lần, mẹ bỉm nên chủ động hướng dẫn cho trẻ sơ sinh tập lẫy lật đúng cách. Thực hành thành công kỹ năng lật lẫy trong những lần đầu tiên tạo tâm lý tự tin cho bé. MySun xin chia sẻ bài tập hướng dẫn cho bé tập lật lẫy đúng cách.

cách bài dạy giúp cho trẻ em bé sơ sinh học cách lẫy lật
  • Bước 1: cho bé nằm ngửa, đưa đồ chơi hay vật bé yêu thích ở trước mặt. Rung lắc khiến bé tò mò rồi đưa món đồ sang bên muốn trẻ con tập lẫy lật. MySun lấy ví dụ là bên phải.
  • Bước 2: duỗi thẳng tay phải, đưa vòng qua đầu, áp sát vào tai. Gập gối chân trái của trẻ lại.
  • Bước 3: từ từ dùng lực đẩy nghiên mông sang bên phải khoảng 90 độ. Kích thích để bé tự lật người phần còn lại. Khi này bé đã hoàn thành xong 1 động tác lật và đang nằm sấp.
  • Bước 4: muốn cho bé tiếp tục lật người sang tư thế nằm ngửa. Lại dùng món đồ chơi gây chú ý và đặt bên phải trẻ. Lần này duỗi tay trái lên, áp sát tai, tay mẹ đỡ đầu bé. Từ từ dùng lực đẩy vai ngực bé sang phải góc 90 độ và để bé tự lật ngửa lại. 
  • Bước 5: tiếp tục cho bé lật qua lại từ trái sang phải, phải sang trái trong khoảng từ 2 phút rồi nghỉ 2 phút. Làm liên tục khoảng 5 đợt tập như vậy, ứng với 20 phút mỗi ngày là phù hợp.

Hãy để bé chủ động nhiều hơn!

Bài tập hướng dẫn cho bé tập lẫy lật đúng cách đơn giản và an toàn tuyệt đối. Các động tác phải làm thật chậm, để bé hiểu và làm theo không cần thúc ép. Ví dụ như khi dùng lực, chỉ nên nghiên bé góc dưới 90 độ, còn lại thì bé phải tự mình cố gắng. Mẹ bỉm chỉ cần tập cho con vài ngày là trẻ sơ sinh có thể tự tập lẫy lật một mình được rồi. Luôn cổ vũ và sử dụng các món đồ chơi để bé tập lẫy lật một cách tự nguyện nhất.


Cẩm nang cho mẹ bỉm:

Siêu thị mẹ và bé MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận