Niềm hạnh phúc của bậc ba mẹ là được trông ngóng con phát triển khỏe mạnh theo từng ngày. Gia đình thường lo lắng nếu như phát hiện ra trẻ bị mọc răng muộn. Xác định rõ nguyên nhân tại vì sao trẻ em bé chậm mọc răng sẽ giúp mẹ bỉm có cách can thiệp kịp thời. Chúng tôi thường xuyên nhận được câu hỏi như “Trẻ chậm mọc răng có sao không ? nên cần uống bổ sung thuốc gì ?”. Hay như việc bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng có phải là giải pháp duy nhất hay chưa ? MySun tin chắc rằng, sau khi xem xong nội dung, bạn đọc có thể trả lời được toàn bộ thắc mắc trên.
Trẻ e em bé mấy tháng mọc răng thì coi là muộn ?
Bài trước, MySun đã chia sẻ rất kỹ về các dấu hiệu và mốc thời gian, thứ tự mọc răng của bé sơ sinh. Theo đó, trẻ em thường bắt đầu mọc răng cửa dưới từ tháng thứ 6 – 10. Răng hàm thứ cấp sẽ là chiếc răng sữa cuối cùng được mọc, khi bé được 25 – 33 tháng tuổi. Khi đó, hàm răng bé đã cơ bản được hình thành. Với tổng cộng là 20 chiếc răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Để xem chi tiết, mời mẹ bỉm đọc tại: Dấu hiệu, thứ tự mọc răng sữa của bé ?
Thời gian trẻ em mọc răng có sự biến động rất lớn. Thông thường trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới ở tháng thứ 6 -7. Nhưng vẫn có trường hợp trẻ mọc sớm hơn từ tháng 3. Hay thâm chí là khi vừa sinh ra bé đã nhú răng cửa rồi. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể chỉ ra ranh giới tương đối để xác định sớm xem trẻ em chậm mọc răng hay không. Theo đó, nếu sau 1 tuổi – 12 tháng mà trẻ chưa mọc răng nào thì được coi là muộn. Tương tự nếu sau 3 tuổi, trẻ em vẫn chưa mọc đủ 20 chiếc được xác định là chậm. Hai mốc thời gian trên gọi là đầu – cuối.
Lịch thứ tự mọc răng sữa của trẻ em bé
Với mỗi tháng tuổi của trẻ sơ sinh sẽ luôn kèm theo số lượng răng tương đối. Ngoài 2 mốc đầu – cuối, gia đình nên dõi theo từng tháng để sớm phát hiện nếu trẻ bị chậm mọc răng. Từ đó có giải pháp can thiệp kịp thời. Mẹ bỉm tham khảo trình tự mọc răng của bé theo bảng dưới đây.
THÁNG TUỔI | LOẠI RĂNG MỌC | SỐ LƯỢNG RĂNG |
04 – 07 tháng | 02 răng cửa hàm dưới | 0 – 02 |
08 – 12 tháng | 02 răng cửa hàm trên | 02 – 04 |
09 – 16 tháng | 04 răng cửa bên | 04 – 08 |
13 – 19 tháng | 04 răng hàm sơ cấp | 04 – 12 |
16 – 23 tháng | 04 răng nanh | 08 – 16 |
23 – 31 tháng | 04 răng hàm thứ cấp | 16 – 20 |
Trẻ em chậm mọc răng sữa muộn có sao không ?
Trẻ em chậm mọc răng muộn có sao không là câu hỏi mà mọi mẹ bỉm quan tâm trong hoàn cảnh này. Hầu hết trẻ em chỉ bị chậm mọc răng và sẽ mọc đủ 20 chiếc muộn hơn vài tháng. Ba mẹ cũng đừng quá lo lắng mà nên đưa bé thăm khám bác sĩ để xác định chính xác được nguyên nhân. Bé mọc răng chậm thường thường là dấu hiệu nhận biết cơ thể trẻ bị suy dinh dưỡng hay thiếu còi xương…
Các vấn đề sức khỏe khi trẻ bị mọc răng muộn:
- Răng vĩnh viễn bị lệch. Do răng sữa mọc quá chậm khiến cho răng vĩnh viễn bị chèn ép và mọc lệch ra ngoài. Có trường hợp rất hiếm, răng vĩnh viễn mọc sớm hơn cả sữa, tồn tại song song cả 2 loại.
- Sâu răng và viêm nướu. Quá trình mọc răng diễn ra quá lâu làm cho phân nướu xung quanh luôn ở trạng thái dễ bị tấn công từ vi khuẩn. Nướu thường xuyên bị tổn thương, sưng tấy ảnh hưởng đến quá trình ăn uống của trẻ. Hơn thế nữa, rù răng bé chưa mọc qua lợi nhưng vẫn có thể bị sâu. Mẹ bỉm phải đặc biệt chú ý đến những chiếc răng mọc chậm do bị khuất dưới lợi và khó được vệ sinh.
- Quá trình tập ăn dặm. Vì răng mọc chậm nên ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng làm quen với ăn dặm của bé. Đặc biệt với gia đình hướng con đến phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW. Thức ăn sẽ để dạng thô gây khó khăn cho bé khi nhai. Đó chỉ là những trải nghiệm ban đầu và bé sẽ tự thích nghi dần.
- Hấp thụ dinh dưỡng: trong giai đoạn < 1 tuổi, hàm lượng dinh dưỡng từ các bữa ăn dặm thường rất nhỏ. Việc bé mọc răng muộn khé bé ăn ít cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể của trẻ. Vì được bù đắp đầy đủ từ chính nguồn sữa mẹ hằng ngày. Nhưng mẹ bỉm cần rèn cho bé thói quen nhai kỹ trước khi nuốt. Thức ăn khi được nhai kỹ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
- Phát triển cơ xương hàm: không nên chỉ vì trẻ mọc răng muộn mà mẹ bỉm cũng cho con ăn dặm muộn hơn. Việc tập cho trẻ ăn dặm giúp cho bé luyện cơ mặt, xương hàm phát triển khỏe mạnh. Động tác nhai còn kích thích lợi, thúc đẩy quá trình mọc răng sớm hơn cho trẻ. Đồng thời những chiếc răng mới mọc sẽ chắc khỏe, sạch sẽ do được cọ xát, một cách vệ sinh tự nhiên mỗi ngày.
Nguyên nhân tại vì sao trẻ bé chậm mọc răng sữa ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé mọc răng chậm. Là do cơ địa, nguồn dinh dưỡng hay bệnh lý của trẻ. Vậy nên mẹ bỉm cần phải xác định chính xác tại vì sao trẻ em chậm mọc để tìm được phương án điều trị phù hợp.
Thiếu Canxi, vitamin D, MK7 là nguyên nhân trẻ em bé mọc răng chậm.
Canxi, Vitamin D, MK7 – K2 là nhóm chất dinh dưỡng đặc biệt thiết yếu trong quá trình phát triển thể chất cho bé. Nếu như canxi là nguyên liệu để cấu tạo nên xương, răng. Thì vitamin D lại giúp cơ thể chuyển hóa canxi thành cấu trúc xương, răng. Tương tự, MK7 là một nhóm của Vitamin K2 có nhiệm vụ vận chuyển canxi từ trong máu đến xương.
Hình dung đơn giản như việc xây nhà, canxi chỉ là các viên gạch rời rạc. Vitamin MK7 giống như hệ thống ròng rọc vận chuyển nguyên vật liệu. Còn Vitamin D đóng vai trò là người thợ xây kết nối viên gạch thành ngôi nhà hoàn thiện. Nếu không có vitamin D, cơ thể chúng ta không có cách nào sử dụng được canxi để phát triển xương được. Nếu thiếu vitamin MK7, việc vận chuyển canxi sẽ bị chậm, chỉ đạt hiệu suất còn 30%.
Vitamin D được cơ thể bé hấp thụ tự nhiên qua ánh sáng mặt trời. Theo cách nuôi trẻ truyền thống, trẻ sơ sinh thường được bao bọc quá kỹ. Ít có cơ hội tiếp xúc với ánh sáng khí trời khiến cơ thể trẻ em thiếu vitamin D.
Nguồn bổ sung canxi tốt nhất cho trẻ chậm mọc răng tốt nhất đến từ sữa mẹ. Nhiều mẹ bỉm do thiếu kiến thức nên kiên khen quá mức. Làm chất lượng nguồn sữa bị suy giảm, thiếu canxi. Một số gia đình cho trẻ tập ăn dặm và cắt giảm nguồn sữa mẹ tự nhiên quá sớm. Dẫn đến bé không được cung cấp đầy đủ canxi và các dưỡng chất thiết yếu khác.
Di truyền, thể chất là nguyên nhân trẻ mọc răng muộn.
Nếu bé con nhà bạn mọc răng chậm có thể do gen di truyền từ gia đình. Nếu như bố hoặc mẹ có tiền sử mọc răng muộn thì khả năng cao bé con cũng được thừa kế nguồn gen nặng đó. Nếu như các thế hệ về trước, bé chậm mọc răng không được coi là bệnh và để phát triển tự nhiên. Thì với sự phát triển của khoa học hiện đại, chúng ta có thể can thiệp giúp răng bé mọc sớm hơn. Từ đó hạn chế những biến chứng sau này cho trẻ.
Một số bé từ khi sinh ra thể chất đã thấp bé, nhẹ cân hơn bạn bè cùng lứa. Nguyên nhân không hẳn từ thiếu chất mà có thể do bẩm sinh, di truyền hay sinh non. Thể chất kém có thể là nguyên nhân tại vì sao trẻ em bé mọc răng chậm nhiều hơn bình thường.
Yếu tố dinh dưỡng là nguyên nhân trẻ em bé chậm mọc răng.
Mẹ bỉm cần phân biệt rõ biệt rõ suy dinh dưỡng và còi xương đã nêu ở phần trên. Còi xương liên quan đến chỉ số canxi trong máu thấp. Có thể do thiếu canxi, vitamin D, K2 hoặc quá dư thừa một số chất như Photpho khiến cấu trúc xương và răng của trẻ không hoàn thiện. Suy dinh dưỡng là cơ thể trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Biểu hiện là trẻ tăng chiều cao, cân nặng chậm hơn trẻ bình thường dù có đủ canxi, vitamin D đi chẳng nữa.
Trẻ suy dinh dưỡng thể nặng do khẩu phần ăn chỉ có tinh bột sẽ khiến cơ thể bị phù phũng, mắt khô, da dẻ xanh xao. Suy dinh dưỡng ở thể nhẹ hơn, bắp thịt bị teo, da nhăn nheo, lồng ngực hóp. Canxi, vitamin D, MK7 chỉ là một trong số các chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ. Tại miền núi, điều kiện còn khó khăn, suy dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mọc răng chậm.
Các bệnh lý là nguyên nhân trẻ em mọc răng muộn
Các bệnh lý như suy tuyến giáp, tuyến yên, u nang hoặc khối u trong nướu, bị Down, rối loạn tiêu hóa… cũng là nguyên nhân chậm mọc răng. Với các trường hợp liên quan đến bệnh lý, bác sĩ có phát đồ điều trị cụ thể riêng cho từng bệnh. Trong khuôn khổ bài viết, MySun không thể chia sẻ cụ thể từng bệnh lý. Mẹ bỉm theo dõi các bài viết chuyên mục sức khỏe để trang bị thêm nhiều kiến thức: Sức khỏe mẹ và bé
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng, nên uống thuốc gì ?
Hầu hết ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng, hay nên uống thuốc gì ? Canxi cho bé chậm mọc răng là điều cần thiết, nhưng chưa hẳn đã đủ. Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng. Và để xác định chính xác thì không thể dựa vào kinh nghiệm cá nhân.
Nên cho trẻ đi thăm khám tại bệnh viên chuyên khoa nhi.
+ Vậy nên lời khuyên của MySun là gia đình nên cho bé thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa nhi. Ở đó có máy móc để xét nghiệm lượng canxi trong máu của bé. Ngoài ra, bệnh viện có thể phát hiện sớm ra nhiều bệnh lý khác nhau. Tránh những biến chứng ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ.
+ Ngoài ra, mẹ bỉm nên cho bé chụp X quang răng để kiểm tra tổng thể mầm răng. Mọi dấu hiệu bất thường sẽ được hiển thị rõ ràng qua phim chụp. Bác sĩ tư vấn chính xác trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì cho từng trường hợp cụ thể. Mẹ bỉm tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ngoài về điều trị cho bé.
Điều chỉnh sinh hoạt lịch sinh hoạt cho bé chậm mọc răng sữa.
+ Mẹ bỉm nên cho trẻ sơ sinh tắm nắng mỗi ngày 10 – 20 phút trước 9 giờ sáng. Đây là nguồn vitamin D tự nhiên an toàn nhất cho trẻ. Nếu trẻ có nước da nâu đen, hãy cho bé tắm nắng lâu hơn chút nhé. Không chỉ em bé, mẹ bỉm cũng cần phải tắm nắng, tránh ở mãi trong nhà.
+ Chăm sóc răng miệng cho bé thường xuyên, đặc biệt với những chiếc răng mọc chậm. Do nằm ở vị trí khuất nên khó vệ sinh. Tránh để răng sữa chưa mọc đã bị sâu, vùng lợi sưng nhứt ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của bé. Mẹ bỉm dùng tưa lưỡi hoặc khăn sạch nhúng nước để lau răng nhẹ nhàng cho bé sơ sinh.
+ Nếu chẳng may răng sữa của bé bị gãy hỏng, nên đưa đi bác sĩ nhổ chân răng. Để cho răng vĩnh viễn có cơ hội mọc sớm. Vì nếu để tự nhiên, lợi sẽ sinh ra các mô liên kết khỏa nấp vị trí răng gẫy. Các mô liên kết này sẽ cản trở cho răng vĩnh viễn mọc sau này.
Bổ sung canxi, cân bằng dinh dưỡng cho trẻ bé mọc răng chậm
+ Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng thông qua việc uống sữa mẹ tự nhiên với liều lượng từ 500 – 800 ml/ ngày. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm thêm các thực phẩm giàu canxi, kích thích tiêu hóa như phomai, sữa chua… Mẹ bỉm cũng nên uống từ 1 – 2 ly sữa để tăng chất lượng của sữa mẹ.
+ Cho bé làm quen với ăn dặm từ sớm. Thông qua động tác nhai để kích thích lợi mọc răng sớm. Tuy vậy giai đoạn bé trước 1 tuổi, bữa ăn dặm chỉ được coi là phụ. Nguồn dinh dưỡng chính vẫn từ sữa mẹ. Nên tuyệt đối không được cắt sữa sớm đột ngột mà hãy để bé tự bỏ sữa tự nhiên.
+ Lựa chọn một hoặc kết nhiều phương pháp ăn dặm khác nhau để cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống, chú trọng tinh bột sẽ giúp bé tăng cân, đôi khi thừa cân. Nhưng đổi lại bé sẽ phụ thuộc nhiều vào ba mẹ, ít học được kỹ năng. Các phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay tự chỉ huy BLW dựa trên nghiên cứu khoa học. Đảm bảo cân bằng 3 nhóm dinh dưỡng: Tinh bột, Protein và Vitamin – chất xơ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- So sánh phương pháp ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật, tự chỉ huy BLW
- 50 loại thực phẩm thức ăn bổ sung giàu canxi nhất cho các bé ăn dặm
- Phương pháp ăn dặm kiểu tự chỉ huy BLW – Baby led weaning là gì ?
- Các giai đoạn quá trình phát triển của trẻ em bé sơ sinh dưới 1 tuổi.
CỬA HÀNG MẸ BÉ MYSUN
-
Bộ đồ chơi xúc xắc gặm nướu cho trẻ bé sơ sinh cầm tay cao cấp bằng nhựa ABS, Silicon – MySun199.000 ₫ – 229.000 ₫
-
Đồ chơi TIỆC TRÀ cắt bánh kem sinh nhật có đèn cho bé gái bằng nhựa ABS cao cấp – MySun125.000 ₫ – 199.000 ₫
-
Thau chậu bồn tắm gấp gọn trẻ em bằng nhựa PP, Silicon an toàn cho bé sơ sinh, có kèm phao đỡ thông minh MySun399.000 ₫ – 512.000 ₫