Dấu hiệu, thứ tự mọc răng của bé, mấy tháng ở trẻ sơ sinh mọc răng sữa ?

Mọc răng là quá trình biến đổi cơ thể mạnh mẽ đầu đời của em bé. Các giai đoạn mọc răng của trẻ thường kéo dài 20 tháng. Đánh dấu sự chuyển tiếp từ bú sữa mẹ sang ăn dặm. Trong lần đầu nuôi con, mẹ bỉm sẽ không tránh khỏi các câu hỏi như: dấu hiệu ở bé sắp mọc răng, thứ tự lịch mọc răng sữa của trẻ sơ sinh? Mấy tháng thì trẻ em bé mọc răng hàm, nanh, cửa… Tất cả thắc mắc sẽ được MySun giải đáp trong bài viết này. 

Quy trình thứ tự mọc răng sữa của trẻ em bé sơ sinh.

Các giai đoạn mọc răng sữa của trẻ em thường sẽ kéo dài trong khoảng 20 – 25 tháng. Bắt đầu khi bé được 6 tháng kết thúc quá trình mọc răng khi bé được tầm 2 tuổi rưỡu. Tuy nhiên, răng sữa sau khi mọc sẽ vẫn tiếp tục phát triển cho đến khi bé được 6 – 7 tuổi và thay răng mới. Khi mà bé Quy trình thứ tự mọc răng sữa của trẻ sẽ tuân theo 3 quy luật sau:

các giai đoạn thời gian quy trình thứ tự trẻ bé mấy tháng mọc răng sữa hàm nanh cửa của trẻ e em bé khi nào
  • Trình tự mọc răng sữa hàm dưới của trẻ thường sớm răng tương ứng hàm trên.
  • Các răng đối xứng nhau trên cùng một hàm có xu hướng mọc đồng thời.
  • Thứ tự mọc răng sữa của bé: răng cửa giữa, răng cửa bên, răng hàm sơ cấp, răng nanh thứ cấp.

Lịch mấy tháng trẻ em bé mọc răng sữa: hàm, nanh, cửa ?

Quy trình mọc răng sữa của trẻ hoàn thiện khi bé đã có đủ 20 chiếc răng. Bao gồm 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới. Mấy tháng trẻ e bé mọc răng hàm, nanh, cửa sẽ không có con số cố định. Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà biến số giao động sẽ rất lớn. Thông thường, công thức tính đơn giản số răng sữa của bé bằng tháng tuổi trừ đi cho 4. Mẹ bỉm tham khảo bảng lịch tổng hợp dưới đây để trả lời câu hỏi trẻ em bé mấy tháng thì mọc răng sữa.

LOẠI RĂNGHÀM DƯỚIHÀM TRÊN
Răng cửa giữa06 – 10 tháng08 – 12 tháng
Răng cửa bên10 – 16 tháng09 – 13 tháng
Răng hàm sơ cấp14 – 18 tháng13 – 19 tháng
Răng nanh17 – 23 tháng16 – 22 tháng
Răng hàm thứ cấp23 – 31 tháng25 – 33 tháng

Trẻ em bé mấy tháng mọc răng được coi là sớm, muộn ?

Theo đó, khi trẻ được 6 tháng sẽ mọc 2 răng cửa giữa hàm dưới ở hàm dưới đầu tiên khi bé được. Và 2 răng hàm thứ cấp trên và dưới sẽ mọc muộn nhất, không quá 3 năm tuổi. Dựa vào 2 mốc thời gian quan trọng đó để mẹ bỉm xác định trẻ e em bé mấy tháng mọc răng là sớm và muộn. Nếu trẻ mọc răng sữa không đúng thứ tự như bảng trên. Ví dụ bé mọc răng nanh trước răng cửa thì cũng không đáng ngại.

Mấy tháng trẻ bé mọc răng là sớm, có tốt không ?

Trả lời thắc mắc trẻ mọc răng sớm nhất là mấy tháng. Với trẻ em bé tầm 3 – 4 tháng mọc răng cửa được coi là sớm. Nhiều trường hợp, khi trẻ sơ sinh vừa ra đời đã có 1 hoăc 2 răng cửa giữa ở hàm dưới rồi. Với trường hợp trẻ em bé 3 tháng mọc răng sớm, mẹ bỉm cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, nên quan sát xem răng bé có khỏe mạnh hay không ?

hình ảnh lợi trẻ bé sắp mọc răng sữa đầu tiên

Nhiều mẹ bỉm băn khoăn rằng trẻ mọc răng sớm có tốt không ? Hay như trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói “trẻ con mọc răng sớm bố mẹ khó làm ăn”. Đây là suy diễn vô căn cứ, không dựa trên cơ sở khoa học nào cả. Vậy mà vẫn có nhiều gia đình tin vào những quan niệm cổ hủ đó. Khác với trường hợp mọc răng muộn, bé mọc sớm không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Có chăng đó là báo hiệu cho tương lại bé sẽ thay răng sữa sớm hơn mà thôi.

Trẻ e, bé sơ sinh mấy tháng mọc răng được coi là muộn.

Ngược lại, trẻ bé chậm mọc răng khi sau 12 tháng – 1 tuổi, trẻ vẫn chưa mọc được răng cửa hàm dưới. Hay như sau 3 tuổi mà các răng của bé chưa mọc đủ 20 cái. Tuy nhiên, mẹ bỉm nên dõi theo các giai đoạn thứ tự mọc răng sữa ở trẻ em bé theo từng tháng để kịp thời can thiệp. Mẹ bỉm có thể chụp X quan răng trong trường hợp trẻ em bé mọc răng muộn nếu có dấu hiệu bất thường.

Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng là giải pháp hữu hiệu. Nếu bé con nhà bạn chậm mọc răng, vui lòng tham khảo bài viết: Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng, giải pháp bổ sung dinh dưỡng.

Nguyên nhân khiến trẻ em bé chậm hay sớm mọc răng ?

Nguyên nhân khiến trẻ em bé mọc răng sớm hay muộn phụ thuộc vào 7 yếu tố chính sau đây:

  1. Giới tính: trong cùng lứa tuổi, các bé gái sẽ phát triển sớm hơn bé trai. Bé gái thường mọc răng sớm hơn bé trai khoảng 1 tháng.
  2. Di truyền: trẻ em được kế thừa gen di truyền từ bố hoặc mẹ. Nếu gia đình có gen di truyền chậm mọc răng thì nhiều khả năng trẻ mọc răng chậm hơn so với bạn cùng lứa. 
  3. Thể trạng: nhiều bé thể trang bé khi sinh ra đã kém. Có thể do sinh non, thiếu tháng, thiếu cân sẽ có xu hướng mọc răng muộn hơn đứa trẻ bình thường.
  4. Bệnh lý: các bệnh liên quan cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ e bé chậm mọc răng. Tiêu như nhiễm khuẩn khoang miệng hay suy tuyến giáp. Trường hợp này, mẹ bỉm nên cho bé thăm khám bác sĩ sớm.
  5. Dinh dưỡng: đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể bé phát triển bình thường. Thứ tự lịch mọc răng sữa của bé trẻ cũng ít bị sai lệch hơn.
  6. Vitamin D: điều kỳ diệu là cơ thể có thể tổng hợp vitamin D khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nguồn Vitamin D bổ sung thông qua đường ăn uống. Vitamin D giúp cho cơ thể hấp thụ được canxi trong quá trình xây dựng cấu trúc xương, răng. Mẹ bỉm nên cho trẻ tắm nắng từ 10 – 20 phút / ngày trước 9h sáng để bé mọc răng bình thường.
  7. Thiếu canxi: canxi giúp phát triển mầm răng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bé thiếu canxi như chất lượng sữa mẹ kém, bé bú bình bỏ sữa quá sớm, thừa photpho… Mẹ bỉm nên bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng.

Dấu hiệu trẻ bé sắp mọc răng ở trẻ sơ sinh.

Nỗi khổ của mẹ bỉm khi chăm bé ốm là phải dựa hoàn toàn vào các dấu hiệu để đoán bệnh. Bé chưa thể nói được mà chỉ biết quấy khóc khiến ba mẹ rối bời. Các triệu chứng xuất hiện trước khi bé sắp mọc răng từ 3 – 5 ngày. Dấu hiệu sẽ kéo dài 3 – 7 ngày cho tới khi kết thúc thời gian mọc răng ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là 5 biểu hiện trẻ sắp mọc răng mà mẹ bỉm cần lưu tâm:

triệu chứng biểu hiện dấu hiệu trẻ bé sắp mọc răng sữa hàm nanh cửa của ở trẻ em bé sơ sinh

Dấu hiệu 1: bé bị sưng, nứt lợi mọc răng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu triệu chứng đầu tiên mà mẹ bỉm dễ nhận biết nhất là sưng nứt lợi khi sắp mọc răng ở trẻ. Trường hợp cơ địa phản ứng mạnh, trẻ mọc răng còn bị tím lợi khiến ba mẹ không khỏi sót xa. Ba mẹ nên hiểu bản chất của vấn đề để tránh những lo lắng không cần thiết. Trong quy trình mọc răng của trẻ, răng sẽ không tự chồi lên để xé qua lớp thịt bề mặt. Mà cơ thể sẽ tiết ra hormone khiến các tế bào ở nướu răng tự chết đi, mở đường cho răng đi qua.

Dấu hiệu 2: bé đưa tay lên miệng gặm, chảy nước miếng.

Do phần nướu lợi bị tổn thương sưng tấy nên bé cảm giác ngứa ngáy. Dấu hiệu nhận biết bé sắp mọc răng là động tác đưa tay hoặc cho đồ chơi lên miệng gặm. Bé thường xuyên chảy nước miếng tràn quanh miệng, cằm, cổ. Nếu không vệ sinh lau chùi thường xuyên có thể khiến vùng da bị phát ban.

hình ảnh sưng nứt tím lợi mọc răng của trẻ em bé

Dấu hiệu 3: trẻ bé sốt đi tướt mọc răng ở trẻ sơ sinh.

Biểu hiện nhận biết tiếp theo là trẻ sốt mọc răng ở trẻ sơ sinh. Quá trình gây sưng nứt lợi mọc răng ở trẻ trong 3 – 5 ngày sẽ tự động hết. Tuy nhiên phần nướu lợi bị sưng tấy đỏ, nứt mọc răng ở trẻ sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công bé. Đặc biệt, cơ thể dồn nhiều năng lượng trong thời gian mọc răng khiến hệ miễn dịch bị suy yếu đi và bị sốt.

dấu hiệu biểu hiện trẻ em bé sốt đi tuốt mọc răng ở trẻ bao nhiêu độ kéo dài bao lâu

Có trẻ sốt mọc răng bị rối loạn đường tiêu hóa với triệu chứng đi ngoài. Cách gọi dân gian là trẻ đi tướt mọc răng. Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ mỗi trẻ là khác nhau, thời gian kéo dài cũng khác nhau. Cách xử lý sẽ được MySun đề cập ở phần tiếp theo.

Dấu hiệu 4: trẻ em bé sắp mọc răng ngủ ít, làm nũng mẹ.

Không phải trường hợp nào nào bé mọc răng cũng bị sốt. Tuy nhiên quá trình mọc răng vẫn tạo cảm giác khó chịu mệt mỏi trong người. Tính cách của bé cũng thay đổi thất thường, đôi lúc cáu bẳn, có khi làm nũng mẹ. Đây là một cách để giải tỏa bớt những khó chịu trong bé. Thời gian triệu chứng mọc răng ở trẻ sơ sinh diễn ra liên tục trong khoảng từ 3 – 5 ngày, khiến bé ít ngủ và thường xuyên quấy khóc.  

Dấu hiệu 5: trẻ bé mọc răng lười biếng ăn, không chịu bú bình.

Phần lợi bị tổn thương khiến bé cảm giác ngứa ngáy trong miệng, hay đưa ngón tay hay vật gì để cắn. Dấu hiệu bé sắp mọc răng nữa là trẻ hay chảy nước dãi ở quanh cằm và miệng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, vùng ra đó dễ bị mẩn đỏ. Ngoài ra, dấu hiệu sưng tấy đỏ, nứt tím lợi ở trẻ sắp mọc răng làm bé biếng ăn và không chịu bú bình khỏe như trước. Dù là quá trình sinh lý bình thường, nhưng mẹ bỉm cũng lưu ý cho con ăn đủ bữa, đủ chất để không bị sụt cân.

Kinh nghiệm chăm sóc giai đoạn mọc răng ở trẻ em sơ sinh.

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về 4 dấu hiệu mọc răng ở trẻ sơ sinh. Các biểu hiện trẻ bé mọc răng là phản ứng bình thường của bé với những biến đổi của cơ thể. Tuy vậy, mẹ bỉm cần có chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé giai đoạn mọc răng.   

nguyên nhân mấy tháng trẻ bé sắp mọc răng sữa sớm muộn ở trẻ em bé sơ sinh ngậm ti giả

Vệ sinh tay, răng miệng trong quá trình mọc răng của trẻ

  • Sưng lợi, ngứa ngáy là dấu hiệu xuyên suốt trong quá trình mọc răng của trẻ. Để làm dịu vết đau, mẹ bỉm có thể mua các đồ chơi vòm mọc răng hay núm ti giả silicon cho bé nhai. Bạn dùng ngón tay vệ sinh sạch sẽ để massage phần nướu lợi trong 2 phút. Có 2 loại thuốc là Ibuprofen và Acetaminophen được sử dụng để giảm đau nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong thời gian mọc răng, bé thường hay đưa tay lên miệng. Vậy nên mẹ bỉm nhớ phải thường xuyên vệ sinh tay bé sạch sẽ. Các món đồ chơi có cạnh sắt, cứng nên tạm thời để xa tầm với của trẻ. Vì bé có thể vô tình làm tổn thương lợi khi đưa vật đó lên miệng cắn. Cần chuẩn bị một khăn mềm sạch để lau nước dãi của bé thường xuyên. Vì để lâu có thể gây mẩn ngứa xung quanh miệng và cổ trẻ.
  • Với bé còn đang bú sữa, sau bữa nên cho uống thêm nước lọc. Mẹ bỉm phải thường xên lấy băng gạt nhúng nước ấm để vệ sinh răng lợi cho trẻ, tránh bị nhiễm trùng. Đồng thời dùng đèn pin quan sát răng mới mọc xem có biểu hiện gì khác thường không.

Chăm sóc, dinh dưỡng trong thời gian sốt mọc răng ở trẻ em

  • Trẻ bị sốt, đi tướt mọc răng thì cần bổ sung nhiều nước ấm. Mẹ bỉm dùng khăn ấm để lau người cho bé hạ sốt. Mẹ bỉm nên theo dõi nếu trẻ sốt mọc răng trên 39 độ thì dùng thuốc giảm đau hạ sốt paracetamol. Với liều lượng khoảng từ 10 – 15kg / cân nặng của trẻ, uống cách nhau tầm 4-6 tiếng. Gia đình nên theo dõi sức khỏe, nếu không hạ sốt nên đưa trẻ đến bệnh viên nhi để thăm khám bác sĩ.
  • Hệ tiêu hóa của bé giai đoạn này rất nhạy cảm. Vậy nên mẹ bỉm cần chú ý cho trẻ bé ăn thức ăn lỏng hơn mọi khi, nhiệt độ nguội, không quá nóng, quá lạnh để tránh bị đi tướt (đi ngoài). Trẻ bé mọc răng biếng ăn hơn bình thường, mẹ bỉm nên kiên nhẫn. Có thể cho bé ăn nhiều bữa để đảm bảo dinh dưỡng. Về khẩu phần ăn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi cho giai đoạn mọc răng của bé.

Lời khuyên của MySun đến mẹ bỉm là sau 6 tháng kể từ khi mọc chiếc răng đầu tiên, nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tổng thời. Từ đó phát hiện sớm và xử lý kịp thời những vấn đề răng miệng. Răng sữa sau khi mọc sẽ tiếp tục phát triển. Cho đến khi bé được 6 – 7 tuổi, răng vĩnh viễn thay thế răng sữa. Tìm hiểu về giai đoạn này, vui lòng xem bài viết: Bé mấy tuổi thay răng sữa ?

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận