Khi con được 5 tháng tuổi cũng là lúc ba mẹ phải lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé. Có 3 phương pháp ăn dặm được gia đình Việt áp dụng phổ biến nhất là Truyền thống, kiểu Nhật và Tự chỉ huy – BLW. Nhìn nhận một cách khách quan thì mỗi kiểu đều có ưu và nhược điểm riêng. Thay vì áp dụng cứng nhắc thì ba mẹ nên linh động phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Cùng MySun so sánh và kết hợp thử các phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật hay Tự chỉ huy – BLW nhé.
Phương pháp ăn dặm Truyền thống, tự chỉ huy – BLW, kiểu Nhật là gì ?
Thực tế, rất ít ba mẹ có thể hiểu đúng và phân biệt được 3 cách ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật, Tự chỉ huy – BLW khác nhau là gì ? Mỗi kiểu ăn dặm đều dựa trên nguyên lý và quy tắc riêng biệt. Để tìm hiểu cặn kẽ, khuyến nghị mẹ bỉm nên tìm mua sách dành riêng cho từng phương pháp. Trong bài viết này, MySun xin trích dẫn giá trị cốt lõi nhất của 3 phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật và BLW.
Giá trị cốt lõi của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì ?
Nguyên lý: phương pháp chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật áp dụng theo tiêu chuẩn rất khắc khe. Việc lựa chọn thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm được cân đối tỉ mỉ. Giống như tính cách người Nhật.
Cách ăn: em bé ban đầu được ba mẹ xúc từng thìa cho ăn giống như phương pháp truyền thống. Nhưng khi bé được 9 tháng tuổi trở ra thì sẽ được tự do bốc đồ ăn dặm tương tự phương pháp Tự chỉ huy – BLW. Tuy vậy, bé bắt buộc phải ngồi trên ghế ăn dặm để rèn thói quen và tiện cho việc dọn dẹp sau này.
Thực đơn: do yêu cầu khắc khe trong việc lựa chọn, cân đối dinh dưỡng. Nên thời gian để chuẩn bị thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tốn khá nhiều thời gian. Mẹ có thể chuẩn bị các nguyên liệu trước, sau đó bảo quản ngăn đông để sử dụng nhiều bữa. Các món ăn dặm kiểu Nhật sử dụng rất ít gia vị. Để bé cảm nhận được hương vị nguyên thủy của thực phẩm. Tùy từng tháng tuổi mà độ thô của thức ăn sẽ thay đổi. Những tháng đầu, đồ ăn thường được trộn chung với nhau giống như ăn dặm kiểu truyền thống. Nhưng từ tháng thứ 9 trở đi, các món được tách riêng và có độ thô nhất định.
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
Giá trị cốt lõi của phương pháp Truyền thống là gì ?
Nguyên lý: theo truyền thống của gia đình Việt, các thành viên luôn dành sự chăm sóc đặc biệt cho thế hệ tương lai. Vậy nên phương pháp ăn dặm kiểu Truyền thống mang nặng tính bao bọc của người lớn. Do chịu ảnh hưởng bởi những năm tháng khó khăn trong quá khứ, phương pháp Truyền Thống chú trọng tới số lượng thức ăn mỗi bữa. Và ít quan tâm đến trải nghiệm tập ăn dặm của bé.
Cách ăn: ba mẹ sẽ xúc từng thìa cho bé ăn. Khi ăn các bé chỉ há miệng theo từng nhịp thìa của cha mẹ. Em bé bị động và ít được thực hành các kỹ năng khi ăn dặm. Bữa ăn không quá coi trọng tư thế, vị trí ngồi ăn của bé.
Thực đơn: các thực phẩm giàu đạm, chất sơ được xay nhuyễn và nấu cùng cháo giúp bé dễ dàng tiêu hóa. Trong thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống có đầy đủ 3 nhóm chất Tinh bột, Protein, Vitamin. Tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng lại thiếu cân bằng khi nhóm tinh bột chiếm phần lớn.
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm Truyền thống.
Giá trị cốt lõi của phương pháp Tự chỉ huy – BLW là gì ?
Nguyên lý: tương tự như phương pháp nuôi dạy trẻ phương Tây, cách ăn dặm Tự chỉ huy còn được tắt là BLW, định hướng con tự lập khi còn nhỏ. Thông qua các trải nghiệm cầm nắm, chơi với đồ ăn, bé dần học được nhiều kỹ năng bổ ích. Bé học hỏi một cách tự nhiên mà không gượng ép hay bó buộc với các nguyên tắc phương Đông.
Cách ăn: được tự do cầm nắm, đùa nghịch đồ ăn ngay khi bé ngoài 6 tháng tuổi. Đến tầm 9 tháng tuổi đổ ra, bé được học cách sử dụng thìa, dĩa để xúc thức ăn. Kỹ năng ăn dặm của các bé tập theo phương pháp Tự chỉ huy – BLW sẽ vượt xa so với bạn cùng trang lứa.
Thực đơn: các món ăn có độ thô hơn nhiều, đôi khi là thử thách quá lớn với bé. Tuy vậy, các món ăn đôi khi không chỉ để ăn mà còn giúp bé trải nghiệm mùi vị và học kỹ năng cần thiết khác. Thực đơn ăn dặm kiểu tự chỉ huy – BLW thường thiên nhiều chất đạm hơn.
Xem thêm: Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy – BLW
So sánh phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật và Tự chỉ huy.
Phần trên, MySun đã giới thiệu sơ quát những điểm nổi bật của mỗi phương pháp ăn dặm. Điều này giúp mẹ bỉm dễ dàng phân biệt được điểm giống và khác nhau của từng trường phái. Trong phần này, chúng ta tiếp tục so sánh ưu nhược điểm của 3 phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật và Tự chỉ huy – BLW. Để cho khách quan nhất, MySun xin đánh giá theo tháng điểm từ 1 2 3. Trong đó: 3 – ưu điểm, 2 – trung bình và 1 – nhược điểm. 5 tiêu chí được lựa chọn là: hàm lượng dinh dưỡng, phát triển kỹ năng, thời gian chuẩn bị – dọn dẹp, chi phí ăn dặm, hỗ trợ từ gia đình.
1. Hàm lượng dinh dưỡng
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: được cân đo theo tỷ lệ khoa học, phù hợp theo từng tháng tuổi. Hơn nữa cách chế biến món ăn cũng rất lành mạnh, ít gia vị và hạn chế hao hụt dinh dưỡng trong quá trình nấu – 3 điểm.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống: đầy đủ các nhóm chất, được xay nhuyễn nên bé dễ dàng hấp thụ. Tuy vậy thực đơn các bữa ăn dặm truyền thống thường quá nhiều và thiên về tinh bột – 2 điểm.
- Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy: các món ăn thô nên không thân thiện với hệ tiêu của trẻ nhỏ. Hàm lượng dinh dưỡng các món ăn dặm BLW cũng không được đánh giá cao về dinh dưỡng – 1 điểm.
2. Phát triển kỹ năng ăn dặm
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: bé được học các kỹ năng ăn dặm tuần tự theo từng tháng tuổi. Bạn đầu bé được cho ăn bằng thìa. Nhưng từ tháng thứ 9 trở ra, bé được tập sử dụng tay và làm quen với dụng cụ ăn dặm – 2 điểm.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống: thiếu trải nghiệm thực tế và bị ỉ lại vào người lớn. Khiến cho kỹ năng của bé ăn dặm bị chậm phát triển hơn so với các phương pháp khác – 1 điểm.
- Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy: bé được khuyến khích thử và chơi với đồ ăn nên kỹ năng dùng tay. Bé rất ít nhận được sự hỗ trợ từ ba mẹ. Từ đó xây dựng tính cách tự lập, kỹ năng dụng cụ phát triển vượt trội – 3 điểm.
3. Thời gian chuẩn bị và dọn dẹp
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: việc lựa chọn, sơ chế và nấu các món theo tiểu chuẩn rất cao. Nên thời gian chuẩn bị các bữa ăn dặm kiểu Nhật là lâu nhất – 1 điểm.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống: các món ăn được nấu chung với cháo nên tiết kiệm thời gian chế biến. Khi ăn bé được đút cho từng thìa nên dễ dàng dọn dẹp – 3 điểm.
- Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy: ngay từ đầu bé đã phải tự cầm tay bốc thức ăn nên thức ăn rơi vãi nhiều. Mẹ bỉm sẽ tốn nhiều thời gian để thu dọn bãi chiến trường sau mỗi bữa ăn dặm BLW – 2 điểm.
4. Chi phí bữa ăn và dụng cụ hỗ trợ
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: chi phí nấu các bữa ăn dặm kiểu Nhật thường cao hơn so với các phương pháp khác. Mẹ bỉm có thể linh hoạt thay thế các nguyên liệu có sẵn tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí – 1 điểm.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống: nguyên liệu nấu các món ăn dặm truyền thống có sẵn và giá rẻ. Mẹ bỉm hoàn toàn có thể tận dụng một số thực phẩm của người lớn để chế biến thành các món ăn dặm – 3 điểm.
- Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy: các món ăn dặm theo đúng chuẩn BLW thường mang phong cách phương Tây. Ngoài ra, mẹ bỉm nên chuẩn bị một khoản ngân sách để mua các dụng cụ hỗ trợ. Ví dụ như ghế ăn dặm, yếm ăn, khay bát, thìa đĩa cho bé tập ăn dặm – 2 điểm.
5. Hỗ trợ nguồn lực từ gia đình
- Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: do cách chọn nguyên liệu, sơ chế và nấu thực đơn kiểu Nhật thường rất phức tạp. Nên mẹ bỉm ít nhận được sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình – 2 điểm.
- Phương pháp ăn dặm truyền thống: đây là phương pháp quá quen thuộc với mọi gia đình Việt. Mẹ bỉm dễ dàng nhờ người thân hỗ trợ các khâu như chế biến hay cho bé ăn dặm. Trong suốt quá trình tập cho bé ăn dặm truyền thống thường nhận được sự ủng hộ tuyệt đối từ ông bà – 3 điểm.
- Phương pháp ăn dặm Tự chỉ huy: khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ thường xung đột tư tưởng nuôi dạy giữa các thế hệ. Đặc biệt là ông bà, khi nhìn thấy cháu mình loay hoay mới đĩa thức ăn vung vãi thường khó chấp nhận. Do vậy ba mẹ cần giải thích để thống nhất phương pháp nuôi dạy với ông bà – 2 điểm.
So sánh ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật và BLW
TIÊU CHÍ | KIỂU NHẬT | TRUYỀN THỐNG | TỰ CHỈ HUY |
---|---|---|---|
Hàm lượng dinh dưỡng | 3 | 2 | 1 |
Phát triển kỹ năng | 2 | 1 | 3 |
Thời gian chuẩn bị | 1 | 3 | 2 |
Chi phí ăn dặm | 1 | 3 | 2 |
Hỗ trợ từ gia đình | 2 | 3 | 1 |
TỔNG ĐIỂM | 9 | 12 | 9 |
Dễ thấy, ăn dặm kiểu truyền thống có số điểm nhỉnh hơn so với 2 phương pháp còn lại. Điều này cũng phản ánh khách quan rằng phương pháp ăn dặm truyền thống được đại đa số gia đình Việt lựa chọn. Và không phải cứ phương pháp ăn dặm kiểu hiện đại, khoa học đã là ưu việt tuyệt đối. Kết hợp ăn dặm kiểu Nhật, truyền thống, Blw là gợi ý hay cho ba mẹ có con chuẩn bị tập ăn dặm.
Nên cho bé ăn dặm Truyền thống kết hợp kiểu Nhật và BLW.
Nếu như cách ăn dặm Truyền thống được sử dụng ở hầu hết các gia đình Việt từ nông thôn tới thành thị. Trong khi phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và Tự chỉ huy – BLW thường chỉ xuất hiện tại các thành phố. Ăn kiểu Truyền thống không không đã lỗi thời. Hãy nhìn nhận khách quan những ưu nhược điểm của từng phương pháp. Mẹ bỉm nên cho bé ăn dặm Truyền thống, nhưng kết hợp thêm ưu điểm của phương pháp BLW và kiểu Nhật để bổ trợ cho nhau.
Phương pháp ăn dặm Truyền thống kết hợp kiểu Nhật, Tự chỉ huy – BLW:
- Thực đơn ăn dặm truyền thống sử dụng nguyên liệu tưới sống sẵn có, theo mùa tại địa phương. Không nhất thiết phải áp dụng đúng theo nguyên liệu đắt đỏ, đóng hộp nhập khẩu nước ngoài. Tuy vậy, mẹ bỉm nên ưu tiên mua thực phẩm tại siêu vì có nguồn gốc rõ ràng, an toàn.
- Học hỏi phương pháp nấu ăn dặm kiểu Nhật, sử dụng ít gia vị, dầu ăn. Đồng thời để riêng các món chứ không nấu chung với cháo như phương pháp ăn dặm Truyền thống. Điều này giúp cho bé được nếm nguyên vị của thực phẩm, dễ dàng tiêu hóa.
- Giai đoạn từ 5 – 8 tháng, ba mẹ hãy đút cho bé ăn từng thìa một. Tuy nhiên, bé được 9 tháng trở đi, hãy để bé tự bốc ăn. Tập cho bé thói quen tự lập thông qua việc cầm, cắn, nếm thử các món ăn. Mẹ bỉm nên chế biến các món ăn có độ thô dễ cầm nắm như rau củ luộc, cơm nắm…
- Hãy giao dục bé hiểu rằng ăn hết bữa không phải trách nhiệm của cha mẹ. Và sự giúp đỡ của ba mẹ không phải là luôn sẵn có. Không nên tạo áp lực, ép bé phải ăn hết bữa của ăn dặm của mình. Trong bữa ăn, ba mẹ cũng chỉ hỗ trợ ở mức hạn chế, thường là khi bé ngỏ lời trước.
- Ngay khi ngồi vững, tập cho bé ăn trên ghế ăn dặm chuyên dụng. Và có thể ăn cùng gia đình để tăng cơ hội tương tác. Tùy nhận thức của bé theo tháng tuổi mà gia đình bắt đầu dạy bé một số phép tắc cơ bản nhất. Nội dụng này được coi trọng ở các nước châu Á (Nhật, Việt, Trung…).
MySun tổng kết:
Việc áp dụng phương pháp ăn dặm cho bé cần linh hoạt phù hợp với điều kiện từng gia đình. Lý thuyết cứng nhắc đôi khi sẽ làm ba mẹ bị nản hay xung đột tư tưởng với các thành viên trong gia đình. Dù có chọn cách ăn dặm truyền thống, tự chỉ huy hay kiểu Nhật thì cả gia đình nên có một buổi họp. Để thống nhất được phương pháp duy nhất. Điều này thực sự cần thiết, tránh trường hợp em bé bị thay đổi kiểu ăn dặm nửa chừng. Tệ hơn là không có một phương pháp cụ thể nào.
Cẩm nang hữu ích cho mẹ & bé
- 100 thực phẩm bổ sung chứa nhiều các chất sắt và kẽm nhất cho bé
- Nguyên nhân trẻ em bé chậm mọc răng muộn, có nên bổ sung canxi ?
- 50 loại thực phẩm thức ăn bổ sung giàu canxi nhất cho các bé ăn dặm
- Hướng dẫn sử dụng máy hút sữa mẹ dùng điện và bằng tay đúng cách.
- Cách giao tiếp nói chuyện với trẻ sơ sinh và em bé trong bụng mẹ.
Hệ thống siệu thị mẹ bé MySun
-
Bộ chén bát, khay đựng đồ ăn cơm dặm lúa mạch cho bé Khủng LongOriginal price was: 125.000 ₫.115.000 ₫Current price is: 115.000 ₫.
-
Bộ dụng cụ thìa muỗng, dĩa, đũa tập gắp ăn dặm xỏ ngón kiểu Nhật cho trẻ em bé MySun125.000 ₫
-
Địu điệu vải ngồi 4 tư thế đa năng cho trẻ e bé sơ sinh ngồi đi xe máy MySun155.000 ₫ – 169.000 ₫