Dấu hiệu trẻ em sơ sinh thiếu sắt, thuốc bổ sung sắt cho bé 1 2 3 tuổi

Giai đoạn dưới 1 tuổi, cơ thể em bé có bước tăng trưởng vượt trội. Dẫn đến tình trạng thiếu sắt xảy ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng thiếu sắt kéo dài sẽ khiến thể chất trẻ bị suy kiệt, chậm lớn do thiếu máu. Nguy hiểm hơn là các biến chứng liên quan hệ thần kinh, trí tuệ kém phát triển. Vậy đâu là dấu hiệu biểu hiện thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Có nên tự mua thuốc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, em bé 1 2 3 … tuổi không ?

Tầm quan trọng của sắt đối cho sự phát triển trẻ em.

Trong các vi khoáng có trong cơ thể như đồng, kẽm, coban… thì sắt có vai trò thiết yếu nhất. Sắt là thành phần quan trọng tạo ra hồng cầu. Để vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đến các cơ quan. Nếu thiếu sắt, các tế bào trên cơ quan, cơ bắp không được cung cấp đủ oxi cho vận động. Thể chất của bé còi cọc, thiếu cân chậm lớn, da xanh xao. Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm nên dễ bị nhiễm khuẩn, ốm sốt virus…

vai trò của chất sắt đối với cơ thể mẹ bà bầu và em bé có tác dụng gì

Ngoài ra, thiếu sắt còn là một trong những nguyên nhân chính của tình trạng ngộ dộc chì. Trong điều kiện sống hiện tại, chì xuất hiện ở nhiều nơi mà chúng ta khó lòng kiểm soát được. Có thể là sơn bề mặt nội thất, mỹ phẩm của mẹ, ống nước ăn cũ phơi nhiễm vào nước hay chính từ các món đồ bé chơi hằng ngày. Bình thường, cơ thể người lớn chỉ hấp thụ được 10 – 15 % qua đường tiêu hóa. Nhưng cơ thể trẻ có khả năng hấp thụ chì cao hơn, lên tới 40 – 45%. Thiếu các ion như sắt, kẽm… sẽ càng kích thích hệ tiêu hóa hấp thụ mạnh hơn nữa, gây ngộ độc chì ở trẻ nhỏ.

Nhưng nguy hiểm nhất vẫn các biến chứng tổn thương lâu dài cho hệ thần kinh trung ương của trẻ sau này. Đơn cử như chứng mau quên, học kém, cáu gắt không kiểm soát được cảm xúc do thiếu sắt. Sắt là chất dinh dưỡng bắt buộc phải đáp ứng đủ cho sự phát triển khỏe mạn của trẻ nhỏ trong 5 năm đầu đời. 

03 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị thiếu chất sắt

Với trẻ sơ sinh, do cơ thể phát triển nhanh chóng nên nhu cầu bổ sung sắt càng cấp thiết. Đối chiếu tỷ trọng cơ thể, nhu cầu về sắt của trẻ nhỏ cao gấp 8 – 10 lần so với người lớn. Do nhu cầu là quá lớn nên tình trạng thiếu sắt ở trẻ em vẫn diễn ra phổ biến. Theo khảo sát chính thức của Viện Dinh Dưỡng, tỉ lệ em bé dưới 5 tuổi tại Việt Nam chiếm khoảng 28%. Vậy đâu là nguyên nhân khiến số trẻ em bị thiếu sắt lại nhiều như vậy ?

1. Thực đơn ăn dặm cho bé bị thiếu chất sắt.

Nội tại bên trong cơ thể trẻ sơ sinh đều chứa hàm lượng sắt dự trữ khá nhiều. Quá trình phát triển sau đó, nguồn dinh dưỡng sữa mẹ vẫn bổ sung đều đặn chất sắt cho bé. Sự thiếu hụt sắt thường diễn ra kể từ khi bé được 8 tháng trở đi. Bởi khi đó trẻ con bắt đầu thôi dần sữa mẹ. Và coi ăn dặm là nguồn dinh dưỡng chính nuôi cơ thể.

thực phẩm bổ sung chứa nhiều giàu sắt dành cho bà mẹ bầu và trẻ bé

Nếu không có kiến thức, chỉ sử dụng các thực đơn thông thường thì tỷ lệ trẻ bị thiếu sắt là rất cao. Hơn thế nữa, do kỹ năng nhai nuốt và hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này chưa phát triển. Các loại thức ăn cho bé ăn dặm phải được chọn lọc khoa học. Mẹ bỉm trang bị thêm kiến thức dinh dưỡng cho trẻ em tại:

Với trẻ em dưới 5 tuổi, nếu mẹ cho con ăn quá nhiều bơ, sữa dẫn đến bị đầy bụng. Bé ăn ít các thực phẩm giàu đi. Theo nghiên cứu mới đây được công bố của Viện Dinh dưỡng học Hoa Kỳ công bố, bơ sữa làm hạn chế khả năng hấp thu sắt bình thường của cơ thể. Vậy nên mẹ bỉm nên đa dạng nguồn thực phẩm trong thực đơn. Nhằm đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cần thiết cho trẻ.

2. Bệnh tiêu hóa làm cho trẻ bé hấp thụ sắt kém.

Các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng là nguyên nhân phổ biến thứ 2 khiến trẻ bị thiếu sắt. Thường gặp như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán… Điểm chung là đều làm cho hệ tiêu hóa hấp thu kém, biểu hiện trẻ biếng ăn. Khối lượng thức ăn vào ít đi, cộng thêm khả năng hấp thụ hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ bị bệnh.

  • Tiêu chảy: do trẻ bị nhiễm các loại virus hoặc vi khuẩn. Một số biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn. Em bé đi ngoài phân lỏng 3 lần / ngày. Tình trạng bệnh tiêu chảy kéo dài làm cho bé mất nước, hấp thu kém, suy nhược cơ thể. Bệnh tiêu chảy do virus thể nguy hiểm như Shigella, Amip gây ra kiết lỵ, Vibrio cholerae bệnh tả có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
  • Rối loạn tiêu hóa: biểu hiện bé bị đau bụng, quấy khóc, phân lỏng. Do các khối cơ vòng trong ruột em bé co thắt quá mạnh không theo quy luật. Tương tự như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa làm cho cơ thể trẻ sơ sinh suy nhược, không bổ sung đủ chất trong đó có sắt.
  • Nhiễm giun sán: tỷ lệ mắc giun sán ở các nước nhiệt đới đang và kém phát triển cao hơn. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ nhiễm giun là 75% – 80%. Bé thường bị nhiễm từ 2 – 3 loại giun trong cùng một thời điểm. Có 4 loại giun phổ biến như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc. Nhiễm giun cũng làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, biếng ăn. Giun bám ở thành ruột ăn, hút máu trẻ.

3. Bà bầu không bổ sung đủ chất sắt khi mang thai.

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, trẻ sơ sinh tích đủ một lượng sắt vào cơ thể. Dự trữ cho em bé đến khi được 5 tháng tuổi. Tuy nhiên với các trường hợp bé sinh non hay sinh đôi, lượng sắt dự trữ là không đảm bảo. Ngoài ra, trong thời gian mang thai, bà bầu không được bổ sung đủ sắt, thì tỷ lệ trẻ sơ sinh bị thiếu sắt cũng là rất cao.

Mẹ bầu cần ăn uống đủ chất, uống thêm thuốc bổ sung sắt theo liều lượng của bác sĩ để em bé được khỏe mạnh. Danh sách các món ăn chứa nhiều sắt tại: 50+ thực phẩm thức ăn bổ sung giàu chất sắt cho bà bầu

Dấu hiệu biểu hiện trẻ bé sơ sinh thiếu chất sắt.

Trẻ bị thiếu sắt sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ban đầu, mẹ bỉm sẽ khó thể phát hiện cho đến khi trẻ đến giai đoạn thiếu máu. Quấy khóc là dấu hiệu khi trẻ sơ sinh thiếu chất sắt. Nhưng cũng là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số biểu hiện khác trẻ em bé thiếu sắt như cơ thể chậm chạp, kém linh hoạt, da xanh xao, dễ cáu bẳn.

dấu hiệu biểu hiện bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh thiếu máu em bé 1 2 3 tuổi có sao không ?

Khi tình trạng thiếu sắt chuyển biến thành bệnh thiếu máu ở trẻ bé kéo dài sẽ xuất hiện nhiều các dấu hiệu rõ ràng hơn. Tiêu biểu bàn chân, tay bị sưng phù, tim đập nhanh và thở khó khăn. Hành vi của trẻ bị rối loạn, tìm và ăn những thứ chất bẩn xung quanh.   

Khi trẻ sơ sinh xuất hiện những dấu hiệu kể trên, mẹ bỉm hãy đưa bé con đến ngay bệnh viên gần nhất. Thực hiện bài kiểm tra tổng thể dinh dưỡng để phát hiện chính xác nguyên nhân về tình trạng bệnh tình. Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bổ sung sắt cho trẻ em bé phù hợp.

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh, em bé 1 2 3 4 5 … tuổi ?

Nhu cầu bổ sung chất sắt cho bé thay đổi theo độ tuổi. Có 2 cách để bổ sung nguồn sắt cho trẻ em, thông qua nguồn thực phẩm hằng ngày và thuốc uống trực tiếp. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến nghị nên lựa chọn các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt trong bữa ăn của trẻ em và người lớn. Chỉ nên sử dụng thuốc bổ sung sắt cho nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao, bà bầu và em bé bị thiếu máu.

nhu cầu bổ sung chất sắt cho trẻ em bé sơ sinh thiếu máu trong bao lâu

Liều lượng bổ sung sắt cho trẻ sinh non, sơ sinh.

Hiệp hội Khoa Nhi Mỹ khuyến cáo, với trẻ sinh non, cần bổ sung một lượng sắt khoảng từ 5 – 15 mg mỗi ngày. Nên bắt đầu từ khi bé được 1 tháng đến 12 tháng tuổi. Liều lượng này cũng được áp dụng đội với nhóm trẻ sinh đôi.

Có thể sử dụng các loại sữa bổ sung sắt hoặc siro thuốc dạng lỏng cho bé uống trực tiếp. Tuy nhiên, dù trong nhóm có nguy cơ cao thiếu sắt, nhưng tình trạng ở mỗi bé lại khác nhau. Sử dụng thuốc bổ sung sắt loại nào, liều lượng bao nhiêu, trong bao lâu cho trẻ sơ sinh thì phải theo kê đơn của bác sĩ.

Liều lượng bổ sung chất sắt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Với bé phát triển khỏe mạnh, sinh thường, từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ bỉm chỉ cần bổ sung thêm thực phẩm giàu chất sắt vào mỗi bữa ăn dặm. Nếu bé ăn dặm còn kém, có thể uống thuốc bổ sung sắt cho trẻ em bé với liều lượng 11 mg / ngày.
Khi so sánh với các giai đoạn khác, nhu cầu bổ sung của trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi ở mức tương đối cao. Tuy vậy, khối lượng thức ăn dặm hằng ngày của bé lại quá nhỏ so với bữa cơm thông thường. Mẹ bỉm nên chuẩn bị danh sách những thực phẩm bổ sung giàu chất sắt dành cho bé ăn dặm.

Liều lượng bổ sung chất sắt cho em bé từ 1 – 3 tuổi.

Em bé được hơn 1 – 3 tuổi, nhu cầu chất sắt giảm đi so với trước kia, chỉ khoảng 9 mg / ngày. Lúc này, bé đã thành thạo kỹ năng ăn dặm thay cho việc uống sữa. Vậy nên nguồn sắt bổ sung chủ yếu vào cơ thể kể từ giai đoạn này trở đi sẽ ưu tiên từ nguồn thực phẩm ăn uống hằng ngày. Mẹ bỉm lưu ý, sữa bò là thực phẩm chứa hàm lượng sắt không cao. Vậy nên chỉ cho bé uống một lượng vừa đủ, dưới 690 ml / ngày thôi nhé.

Liều lượng bổ sung chất sắt cho trẻ em 4 – 18 tuổi.

Các giai đoạn tiếp theo em bé từ 4 – 8 tuổi, nhu cầu bổ sung hàm lượng sắt mỗi ngày là 10 mg / ngày. Với thiếu niên từ 9 – 13 tuổi, nhu cầu giảm xuống còn 8 mg / ngày. Trước khi tăng lên 11mg / ngày với nam và 15 mg / ngày với nữ độ tuổi trưởng thành 14 – 18 tuổi.

Xem bài viết liên quan tại:

Sử dụng thuốc bổ sung sắt dành cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Ban đầu, MySun không dự định đề cập chi tiết các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ bé sơ sinh. Vì đây là nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa. Hơn nữa, nếu không tìm hiểu kỹ thông tin rất dễ gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, có quá nhiều mẹ bỉm đặt câu hỏi trên mạng như “Thuốc bổ sung sắt cho bé loại nào tốt ?” hay như “Uống thuốc vitamin / sizo / kẹo bổ sung sắt cho bé trong bao lâu ?”.

tác dụng phụ của thuốc siro vitamin bổ sung sắt cho trẻ em bé sơ sinh loại nào tốt

Việc tự ý mua thuốc sắt mà không có đơn bác sĩ là vô cùng nguy hiểm. Vì bắt buộc mẹ bỉm phải đưa bé đến cơ sở y tế để khám sét nghiệm mới biết chính xác rằng nguyên nhân và hiện trạng thiếu thiếu sắt của bé ở mức độ nào. Uống thốc không theo liều lượng dễ gây thừa sắt, nặng hơn là ngộ độc cho trẻ con.

Thuốc bổ sung sắt cho trẻ bé sơ sinh loại nào tốt ?

Không thể tra lời thuốc bổ sung sắt cho bé loại nào tốt được. Vì mỗi loại sẽ phù hợp với độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau của trẻ. Ví dụ, với tình trạng thiếu sắt ở các trẻ sơ sinh chưa thể ăn dặm, thì thuốc bổ sung dạng sizo là hợp lý. Vì nó dễ hấp thu, mùi vị ngọt thơm bé dễ uống. Dưới dây là các thể dạng thuốc bổ sung chất sắt cho trẻ em.

  • Thuốc bổ sung sắt dạng nhỏ giọt cho trẻ sơ sinh. Loại này ở dạng lỏng, thiết kế dạng nhỏ giọt để dễ dàng kiểm soát liều lượng. Sau khi sử dụng nên vệ sinh răng cho bé tránh vết ố sau này.
  • Thuốc bổ sung chất sắt dạng sizo cho trẻ con. Loại này dễ uống, vị ngọt thơm và thường kèm thêm các loại vitamin thiết yếu, dùng cho trẻ sơ sinh.
  • Thuốc viên kẹo nhai bổ sung sắt cho be. Tương tự như sizo, loại này có mùi vị hấp dẫn bé, có thể ở dạng cứng hoặc mềm để nhai. Sử dụng phù hợp cho bé > 2 tuổi. Thông thường kẹo bổ sung sắt cho bé có hàm lượng sắt không cao như các dạng khác.
  • Thuốc bổ sung sắt dạng bột cho bé. Loại này thường được dùng để pha vào thức ăn nếu như bé không thích uống thuốc.
  • Thuốc bổ sung sắt dạng viên nén, con nhộng cho bà bầu. Loại này được sử dụng cho người lớn, đặc biệt là bà mẹ trong thời kỳ mang thang. Việc uống thêm thuốc bổ sung sắt trong thai kỳ là cần thiết để bé khỏe mạnh.

Liều lượng thuốc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu ?

Liệu lượng và thời gian sử dụng thuốc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu phụ thuộc từng nhóm đối tượng. Có thể chia thành 3 nhóm đối tượng như sau:

  • Bà bầu: trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nhu cầu sắt tăng gấp thôi so với người bình thường. Mỗi ngày, mẹ bầu cần bổ sung tới 30 mg sắt thông qua ăn uống và thuốc hỗ trợ. Nhu cầu này tăng lên tối đa từ 30 mg đến 60 mg trong 3 tháng 4 5 6 tiếp theo, nhưng phải được kê đơn từ bác sĩ. Sau đó liều lượng sắt cần bổ sung sẽ giảm về 30 mg / ngày, kéo dài cho tới sau sinh 1 tháng.
  • Trẻ sơ sinh khỏe mạnh: thời điểm mấy tháng ban đầu, mẹ bỉm nên cho con uống nhiều sữa mẹ để cân bằng dinh dưỡng. Mặc dù hàm lượng sắt trong sữa mẹ ít hơn sữa công thức, nhưng trẻ hấp thu nhanh hơn. Trong mấy tháng đầu đời, lượng sắt trong cơ thể trẻ sơ sinh có đủ dữ trữ cho tới khi bé được 6 tháng tuổi. bắt đầu quan tâm đến bổ sung sắt từ tháng thứ 7. Ưu tiên sử dụng các loại sữa bổ sung chất sắt, thực phẩm giàu chứa nhiều sắt.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: bắt đầu bổ sung sắt ngay từ tuần thứ 2 của bé. Tùy thực trạng và tháng tuổi mà tăng dần từ 5 mg – 15 mg / ngày. Cách bổ sung sắt cho bé sơ sinh thiếu tháng là sử dụng sữa công thức giàu sắt. Nếu bé chỉ uống được sữa mẹ thì phải sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt dạng lỏng như sizo và nhỏ giọt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc bổ sung sắt cho trẻ em bé.

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu. Tuyệt đối không tự mua thuốc sắt cho bé uống mà chưa được thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. 

  • Không nên sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt cho trẻ em khi đang no. Vì nó sẽ làm giảm khả năng hấp thụ. Lời khuyên là nên cho bé uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ sau bữa ăn. Sử dụng cùng các loại vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt.
  • Uống thuốc sắt khi đói có thể xảy ra tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng… nhiều cấp độ từng trẻ. Mẹ bỉm tham vấn bác sĩ để thay đổi lịch sau hoặc trong bữa ăn, hoặc giảm liều lượng đi. Ngoài ra, trẻ uống thuốc bổ sung sắt liều cao bị đi phân đen. Mẹ bỉm đừng lo, đây là điều bình thường không ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Có nhiều thực phẩm gây ức chế hấp thụ sắt vào cơ thể. Ví dụ các loại nước có ga, cà phê, trà, thuốc dạ dày… giảm đến 40% khả năng hấp thụ sắt. Không nên sử dụng các loại thực phẩm này cùng với thuốc bổ sung sắt vì làm giảm tác dụng của thuốc.
  • Thuốc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh dạng nước như sizo, nhỏ giọt có màu tối, làm vàng răng lâu dài. Mẹ bỉm lưu ý sau khi sử dụng nhớ vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ.

Loại thuốc bổ sung sắt tốt nhất đến từ chính nguồn thực phẩm cho bé ăn hằng ngày. Vì nó luôn vừa đủ, không thừa và không tác dụng phụ.


Đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận