Khi bé được 5 – 6 tuổi, răng sữa có dấu hiệu mài mòn, bị sâu và lung lay. Đồng thời, răng vĩnh viễn phát triển mạnh mẽ, nhú dần lên để thay thế. Tùy vào cơ địa của từng bé mà độ tuổi thay răng sữa của trẻ có độ xê dịch lớn. Quá trình này kéo dài trong một vài năm. MySun thường xuyên nhận được các câu hỏi như: “Trẻ em mấy tuổi thì thay răng ?” “Bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không ?” “Chăm sóc bé khi thay răng đúng cách”. Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Trẻ em bé độ mấy tuổi thì thay răng sữa ?
Lúc tròn 3 tuổi, bé mọc đủ 20 chiếc răng sữa. Gồm có: 4 răng cửa trên, 4 răng cửa dưới, 4 răng nanh và 8 răng hàm. Giai đoạn bé từ 5 – 12 tuổi thì quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn đã cơ bản hoàn thành. Bên cạnh đó, trẻ còn mọc thêm 8 chiếc răng hàm (cối) nữa, nâng số răng lên con số 28. Khi đến tuổi trưởng thành, từ 18 – 25 tuổi, tổng số răng trên hàm răng là 32, do được bổ sung thêm 4 răng khôn.
Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta đều có răng khôn (răng hàm số 8). Tùy từng chủng tộc mà tỷ lệ người không mọc răng khôn giao động từ 3.5 – 6.5%. Thực tế, răng khôn không thực sự “thông minh” mà lại đem về nhiều phiền phức. Theo xu thế phát triển của loài người, răng khôn không còn cần thiết, dần bị tiêu giảm.
Tin tức liên quan:
Mối liên hệ giữa răng sữa và răng vĩnh viễn.
Có thể tạm hiểu, răng sữa chỉ là răng tạm thời cho bé sử dụng trong vài năm đầu đời trước khi thay thế bằng răng vĩnh viễn. Do vậy, răng sữa có lớp men mỏng hơn, chỉ khoảng 1mm khi so với 2 – 3 mm men răng vĩnh viễn. Kích thước của răng răng sữa cũng nhỏ hơn răng vĩnh viễn, nhưng bầu tủy lại lớn hơn. Đó là nguyên nhân khiến răng sữa dễ bị sâu, tổn thương vào tủy hơn răng vĩnh viễn.
Do chỉ được coi là răng tạm thời, nên nhiều bà mẹ không quan tâm vệ sinh sinh răng sữa cho trẻ nhỏ. Vì nghĩ không ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của mấy chiếc răng vĩnh viễn, sẽ sớm được thay thế khi trẻ bé được 5 tuổi. Đây là quan niệm sai lầm, vì răng vĩnh viễn và răng sữa có mối quan hệ mật thiết.
Răng sữa không chỉ đảm bảo chức nhai, mà còn đóng vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu chẳng may, vì một lý do nào đó mà răng sữa không chịu nhường chỗ thì răng vĩnh viễn sẽ bị chèn ép, buộc phải mọc lệch khỏi quỹ đạo. Hay như nếu trẻ bị gãy chân răng sữa từ nhỏ, cơ chế hình thành vệt sẹo bịt bảo vệ phần lợi bị hở. Tuy nhiên, vệt sẹo đó sẽ cản trở quá trình thay thế răng bình thường của em bé.
Trẻ em bé 5 tuổi thay răng sữa có sớm không ?
Chúng ta có thể coi mốc độ 5 – 6 tuổi là thời điểm lý tưởng để bé thay răng sữa. Do áp lực từ sự trỗi dậy của răng vĩnh viễn, làm cho chân răng sữa bị tiêu dần, lung lay và bị thay thế. Quá trình thay răng sữa của trẻ diễn ra liên tục trong khoảng 7 năm, khi đến độ 12 tuổi thì cơ bản kết thúc.
Với răng 1 chân như răng cửa, lanh thì thời gian thay răng diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 10 – 20 ngày. Còn với các loại răng hàm 2 chân, thời gian thay răng kéo dài từ 1 – 2 tháng. Trình tự thay răng sẽ gần giống với thứ tự mọc răng sữa của trẻ. Nghĩa là răng sữa nào mọc trước thì răng vĩnh viễn tương ứng sẽ mọc sớm.
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ thông thường sẽ là:
- Hàm trên: răng hàm số 6 > răng cửa giữa > răng cửa bên > răng hàm số 4, 5 > răng nanh > răng hàm số 7
- Hàm dưới: răng cửa giữa > răng hàm số 6 > răng cửa bên > răng nanh > răng hàm số 4, 5, 7
Độ mấy tuổi thay răng sữa của trẻ em bé.
Độ tuổi thay răng sữa sẽ phụ thuộc vào cơ địa, chế độ dinh dưỡng của em bé chứ không chính xác tuyệt đối. Vậy trẻ em bé độ mấy tuổi thay răng được coi là sớm muộn? Nếu trẻ độ dưới 5 tuổi đã thay răng sữa rồi thì là sớm. Ngược lại, trường hợp thay răng sữa muộn là khi bắt đầu bé thay mấy chiếc răng sữa đầu tiên ở độ 8 tuổi.
Độ tuổi thay răng sữa của bé thông thường sẽ là:
- Em bé 6 – 8 tuổi: 04 răng cửa vĩnh viễn thay cho 04 răng cửa sữa. Đồng thời 04 răng hàm số 5 vĩnh viễn cũng thay thế cho 04 răng hàm sữa số 6.
- Em bé 7 – 9 tuổi: 08 răng cửa bên vĩnh viễn mọc thay cho 04 răng cửa bên sữa.
- Em bé 9 – 10 tuổi: 02 răng nanh hàm dưới vĩnh viễn mọc thay cho 02 răng nanh hàm dưới sữa.
- Trẻ em 10 – 12 tuổi: 08 răng hàm số 4, 5 vĩnh viễn mọc bổ sung, nâng tổng số răng lên 28.
- Trẻ em 11 – 12 tuổi: 02 răng nhanh hàm trên vĩnh viễn mọc thay thế 02 răng nanh hàm trên sữa.
- Trẻ em 12 – 13 tuổi: 04 răng hàm số 7 vĩnh viễn mọc thay cho 04 răng hàm số 7 sữa.
- Trưởng thành 18 – 25 tuổi: 04 răng hàm số 8 – răng khôn mọc bổ sung, nâng tổng số răng lên 32
Dấu hiệu sớm trẻ bé chuẩn bị thay răng sữa.
Khi bé thay răng sữa sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cụ thể. Tùy từng trẻ mà các dấu hiệu được thể hiện rõ ràng hay chỉ thoáng quá. Ba mẹ nên quan sát thật kỹ các dấu hiệu để nhận biết xem bé chuẩn bị mọc răng ở vị trí nào nhé.
- Nướu bị nứt sưng đỏ tấy ở vị trí mọc răng. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và thường cho tay miệng vào sờ nắn. Răng khôn chịu áp lực trồi lên từ răng vĩnh viễn có dấu hiệu bị lung lay. Tuy đây là hành vi tự nhiên, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Do lợi bị sưng đau nhức ảnh hưởng đến chức năng nhai nên trẻ ăn kém hơn. Vị giác của trẻ cũng không được nhạy như mọi khi do cơ thể yếu.
- Vết nứt, sưng tấy của lợi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Trong quá trình thay răng sữa, hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến triệu chứng sốt mọc răng. Thông thường trẻ thay răng sữa chỉ bị sốt nhẹ dưới 37 độ mà thôi.
Chăm sóc bé giai đoạn thay răng sữa đúng cách.
Trong quá trình trẻ em thay răng sữa, cơ thể của bé rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Ba mẹ cần lưu ý để dành riêng một chế độ chăm sóc đặc biệt cho bé trong giai đoạn này.
1. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không cho bé đưa tay lên miệng.
Như đã chia sẻ ở phần trước, vị trí thay răng để lộ ra những vết nứt cho vi khuẩn tấn công. Hay như động tác đưa tay lên miệng của trẻ có thể làm nhiễm trùng lợi. Do vậy, ba mẹ cần vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ ngày tối thiểu 2 lần bằng kem đánh răng. Mẹ nên hỗ trợ bé vệ sinh kỹ vị trí chân nướu chuẩn bị thay thế răng khôn. Ngoài ra phải thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho con. Ở độ tuổi này, trẻ đã có nhận thức về những điều đúng sai. Ba mẹ nên giáo dục cho trẻ hiểu, bỏ thói quen đưa tay lên miệng.
2. Thay đổi khẩu phần thực đơn cho bé trong giai đoạn thay răng.
Những chiếc răng lung lay với chân lợi sưng đỏ tấy làm bé chán chẳng muốn ăn uống gì. Cùng với đó là sức khỏe của bé bị suy giảm do cơ thể dành nhiều năng lượng cho hoạt động mọc răng. Do đó, mẹ bỉm cần chuẩn bị thực đơn ăn uống giàu dinh dưỡng hơn bình thường. Đồng thời ưu tiên chế biến các món mềm, dễ tiêu dạng canh súp. Để thuận tiện cho bé ăn mà không cần nhai quá vất vả. Nếu trẻ có dấu hiệu sốt mọc răng nhẹ, nên cho trẻ uống nhiều nước. Nhưng nếu sốt cao trên 38 độ, cần phải đưa bé đi bệnh viện sớm.
3. Mẹo nhổ răng sữa đúng cách để cho bé có một hàm răng đẹp.
Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Việc nhổ răng sữa quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến nét thẩm mỹ của răng vĩnh viễn sau này. Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà đúng cách là chủ đề mà nhiều ba mẹ quan tâm. Tuy nhiên, cách nhổ răng tại nhà không thể áp dụng cho mọi trường hợp, tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Với những răng sữa còn chắc khỏe mà không chịu nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc thì bắt buộc phải nhờ bác sĩ chuyên khoa can thiệp. Vì nếu để lâu, răng vĩnh viễn bị mọc sai vị trí, chèn ép gây xô lệch nên các răng xung quanh. MySun đã dành riêng một bài viết về chủ này, ba mẹ tham khảo: Mẹo nhổ răng sữa cho bé đúng cách.
Cẩm nang mẹ quan tâm:
- Dấu hiệu trẻ em sơ sinh thiếu sắt, thuốc bổ sung sắt cho bé 1 2 3 tuổi
- 50 quà tặng sinh nhật ý nghĩa nên mua cho bé trai, gái 2 3 4 5 tuổi