Phương pháp ăn dặm kiểu Truyền thống có ưu nhược điểm là gì ?

Khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi là thời điểm ba mẹ phải lựa chọn một phương pháp ăn dặm phù hợp. Và hầu hết các gia đình Việt sẽ đều tập cho bé ăn dặm kiểu truyền thống. Vì đây là cách quen thuộc, dễ thực hành và được đúc rút qua nhiều thế hệ. Vậy phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì, có thực sự tối ưu ? Mẹ nên lưu ý để quá trình ăn dặm diễn ra suôn sẻ, bé ăn ngon, chóng lớn, khỏe mạnh.

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì ?

Ăn dặm là quá trình chuyển tiếp giữa giai đoạn bú sữa mẹ và ăn thức ăn thông thường cùng gia đình. Thường sẽ kéo dài khoảng 1.5 năm, bắt đầu lúc bé được 6 tháng cho tới khi 2 tuổi tròn. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, hệ tiêu quá, cơ hàm nhai, răng của bé còn non nót. Nên rất cần một chế độ ăn chuyên biệt, không chỉ về dinh dưỡng, cách chế biến mà còn là cách cho bé ăn nữa. Mẹ bỉm cùng MySun phân tích phương pháp ăn dặm truyền thống theo 3 tiêu chí:

1. Cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống là gì ?

Phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé áp dụng đúng theo nguyên lý trên. Thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé thường sẽ có món chính là bột hoặc cháo xay nhuyễn. Các món phụ như rau củ, thịt cá sẽ được xay và nấu chung với món cháo chính.

Độ thô của thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống tăng dần theo quá trình phát triển của em bé. Các nguyên liệu cũng được cân nhắc rất kỹ để hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi từ từ. Từ đó hỗ trợ cho bé hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng được tốt hơn. Tỷ lệ mắc chứng rối loạn dinh dưỡng như tiêu chảy, táo bón trong năm đầu đời cũng nhỏ hơn.

2. Dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống.

Chế độ dinh dưỡng trong mâm cơm gia đình Việt được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá khá tích cực, lành mạnh. Dễ thấy, tỉ lệ béo phì của người Việt luôn thuộc top đầu các nước thấp nhất thế giới. Nguyên nhân do thực đơn phong phú, đầy đủ nhóm chất, ít đường, cholesterol và luôn nhiều rau xanh. Cùng với tư tưởng vun đắp cho thế hệ tương lai, chẳng lí do gì mà thực đơn dặm kiểu truyền thống lại thiếu chất được.

Cân bằng dinh dưỡng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé mysun.vn

Tuy các món trong thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống luôn đủ 3 nhóm chất là (1) Tinh bột – Đường, (2) Protein – Chất béo, (3) Vitamin – Khoáng chất. Nhưng tỉ lệ lại không cân đối. Nhóm chất chiếm nhiều nhất vẫn là tinh bột đến từ món chính là bột / cháo. Do nhiều yếu tố từ truyền thống, lịch sử mà đa số người Việt chưa có cái nhìn chính xác về cơ cấu tháp dinh dưỡng.

3. Cách thức cho bé tập ăn dặm phương pháp truyền thống.

Nếu như phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW luôn hướng dẫn cho bé tự chủ mọi việc ngay khi được 7 – 8 tháng tuổi. Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, quá trình này chậm hơn so với BLW khoảng 2 tháng. Ba mẹ lo sợ rằng trẻ còn nhỏ sẽ bị làm rơi vương vãi thức ăn. Đừng lo, bé được học hỏi và trưởng thành rất nhanh. Thường thì sau 1 tuổi rưỡi, em bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình. Mà không còn cần sự hỗ trợ đặc biệt nào từ người thân. Mẹ bỉm tham khảo một số sản phẩm hỗ trợ cho bé tập ăn dặm kiểu Nhật, BLW sau: 

Còn với ăn dặm kiểu truyền thống, có vẻ như gia đình bỏ quên việc dạy bé tự xúc thức ăn là gì ? Chắc mỗi chúng ta đã quá quen với hình ảnh em bé vừa đang ăn nhưng vẫn chạy chơi đùa hay xem video… Và gia đình phải chạy theo dỗ dành, thậm chí dọa nạt để bé ăn hết phần cơm của mình. Từ đó hình thành thói quen ỉ lại vào người lớn, thường xuyên ăn vạ quấy khóc. Cho tới khi bé vào mẫu giáo, được uốn nắn theo chuẩn giáo dục thì bé mới biết được tự giác và lớn khôn.

Ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.

Sau khi phân tích 3 tiêu chí ở phần trước, chắc hẳn mẹ bỉm cũng đã nắm được phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì rồi đúng không. Dù được áp dụng phổ biến nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Để có cái nhìn toàn diện hơn, cùng MySun chỉ ra các ưu nhược điểm cách cho bé tập ăn dặm truyền thống. Khi so sánh với 2 phương pháp ăn dặm BLW và kiểu Nhật.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì ?

✔️ Em bé hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn dặm kiểu truyền thống.

✔️ Phương pháp ăn dặm truyền thống thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi.

✔️ Được thế hệ ông/bà ủng hộ tinh thần và hỗ trợ công việc chế biến, cho em bé ăn.

✔️ Phương pháp ăn dặm truyền thống tiết kiệm thời gian, công sức và cả chi phí nữa.

Nhược điểm của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì ?

⛔ Hạn chế học các kỹ năng do thiếu trải nghiệm: cầm nắm dụng cụ, phân biệt mùi vị thức ăn.

⛔ Bé được đút cho ăn nên ỉ lại vào người lớn, tạo thói quen xấu hay khóc nhè, không tập trung.

⛔ Cơ cấu dinh dưỡng thực đơn cho bé ăn dặm kiểu truyền thống mất cân đối, thừa tinh bột.

⛔ Tỉ lệ biếng ăn cao hơn bởi nhiều nguyên nhân: thiếu kỹ năng, thiếu mùi vị, thiếu trách nhiệm.

Để so sánh tổng quan các ưu nhược điểm của từng phương pháp, mời mẹ bỉm xem. So sánh ưu nhược điểm phương pháp ăn dặm truyền thống, kiểu Nhật, tự chỉ huy BLW.

Mẹ cần lưu ý khi cho bé tập phương pháp ăn dặm truyền thống.

Khách quan mà nói, cách ăn dặm kiểu truyền thống tồn tại ưu nhược điểm cân bằng. Và phù hợp với hầu hết các gia đình Việt Nam. Sẽ không có một phương pháp nào toàn diện cả. Tuy vậy, mẹ bỉm có thể phát huy những điểm mạnh của phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Đồng thời khắc phục các nhược điểm tồn tại. Hoặc có thể phối hợp các phương pháp ăn dặm khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Sau đây là 4 lời khuyên của MySun giúp quá trình ăn dặm kiểu truyền thống diễn ra suôn sẻ.

Phương pháp tập cho bé ăn dặm kiểu truyền thống đúng cách

1. Hãy cho bé được trải nghiệm nhiều hơn, sớm hơn.

Trong vài tháng đầu tiên, ba mẹ có thể tập cho bé ăn dặm kiểu truyền thống bằng cách đút từng thìa. Nhưng khi bé được 1 tuổi, bé nên học cách sử dụng thìa, hoặc thâm chí tay bốc giống như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, BLW. Bé được cảm nhận được độ mềm rắn, nóng lạnh của các món ăn. Đồng thời, kỹ năng sử dụng thìa và đũa sau này cũng tiến bộ nhanh hơn.  

2. Hãy để bé tự quyết định món, lượng thức ăn mỗi bữa.

Đừng chỉ để bé chỉ biết mỗi động tác há miệng chờ được đút ăn dặm lập trình như phương pháp truyền thống. Hãy để bé tự lựa chọn ăn một số món mà bé thích. Đừng cố bắt ép bé phải ăn hết khẩu phần thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cố định. Vì sẽ gây phản ứng ngược, tâm lý chán bỏ ăn. Thay vào đó nên khuyến khích bé thử lại trong các lần sau. Và luôn tìm các món ăn thay thế nhưng tương tự về hàm lượng dinh dưỡng.

phương pháp tập bé ăn dặm kiểu blw tự chỉ huy kết hợp kiểu Nhật như thế nào pdf

Ba mẹ sợ rằng bé bị thiếu chất nếu không ăn đủ bữa. Bạn quên rằng ngoài bữa ăn chính, mỗi ngày em bé còn được cho ăn dặm các bữa phụ và nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng luôn sẵn sàng. Các bữa ăn thường cách nhau chỉ vài tiếng. Do vậy, nếu cảm thấy đói, các bữa sau bé sẽ tự động ăn nhiều hơn bù cho bữa trước. Hơn hết, em bé được dạy cho cách ăn dặm kiểu truyền thống tự giác mà không hề ép buộc.

3. Chỉ giúp đỡ bé khi cần thiết và không phải hiển nhiên.

Ba mẹ sợ rằng con gặp khó khăn và luôn sẵn sàng chìa bàn tay giúp đỡ mọi lúc. Điều này là cần thiết trong giai đoạn đầu khi em bé dưới 1 tuổi, các kỹ năng còn hạn chế và chưa biết giao tiếp với người lớn. Nhưng khi bé được hơn 1 tuổi là giai đoạn hình thành nên tính cách, gia đình nên thay đổi cách giúp đỡ. Tức là chỉ giúp những việc mà bé không thể làm được.

Ví dụ như bé muốn với đồ ăn xa, hãy hỗ trợ gắp lên đĩa cho bé. Hay như bé đánh rơi dụng cụ ăn dặm, ba mẹ nên lấy cho bé cái mới. Những việc như cách tách thức ăn nhỏ, lấy thức ăn đưa vào miệng, bé có thể làm hết. Nếu thìa dĩa quá khó khăn, bé có thể bốc bằng tay cũng không sao. Nên để bé hiểu rằng, sự giúp đỡ từ người lớn không phải hiển nhiên. Đó là thông điệp mà ba mẹ ngầm gửi gắm xuyên suốt quá trình nuôi dạy con sau này.  

4. Thay đổi cơ cấu dinh dưỡng và cách chế biến khoa học.

Tất nhiên là mọi phương pháp trên đều không thực tế nếu như vẫn duy trì cho bé thực đơn ăn dặm với món cháo / bột truyền thống. Mẹ bỉm nên nấu riêng các món ăn ngoài để bé có thể trải nghiệm được nhiều vị thức ăn. Các món ăn cháo đơn thuần sẽ làm cho bé nhanh chóng nhàm chán với các bữa ăn dặm. Đồng thời cản trở quá trình rèn luyện tay để bốc, dùng dụng cụ thìa, dĩa, đũa lấy thức ăn.

Thay đổi thực đơn các món trong thực đơn linh động, bớt tinh bột so với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Để đảm bảo cho các bữa ăn dặm không chỉ đủ mà còn cân đối 3 tháp dinh dưỡng (1) Tinh bột – Đường, (2) Protein – Chất béo, (3) Vitamin – Khoáng chất. Để tìm hiểu cụ thể hơn, vui lòng xe tại: Các món thực đơn ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 7 8 .. tháng tuổi.

Hy vọng sau khi xem xong bài viết, các mẹ đã không còn bỡ ngỡ với phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. MySun chúc cho quá trình tập ăn dặm diễn ra thuận lợi. Bé ăn ngon miện, chóng lớn, khỏe mạnh và thông minh.

Cẩm nang cho mẹ bỉm và em bé:

Cửa hàng đồ mẹ và bé MySun:

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận