Làm thôi nôi cúng ngày âm hay dương, có được tính tháng năm nhuận không ?

Thôi nôi là nghi lễ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, kỷ niệm một năm bé con chào đời. Trong ngày thôi nôi, gia đình chuẩn bị một mâm lễ trang trọng dâng lên các vị thần linh Đức Ông, Bà Mụ và ông bà tổ tiên. Qua đó thể hiện lòng thành kính và cầu phúc cho bé con được khỏe mạnh và bình an. Chủ đề MySun nhận được nhiều câu hỏi nhất từ độc giả liên quan tới cách tính ngày thôi nôi. Đơn cử như làm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé tính ngày âm hay dương ? Hay như lễ thôi thôi làm ngày dương được không ? Cách tính thôi nôi năm nhuần, có tính tháng nhuận không ? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.

Cúng thôi nôi đầy năm cho bé tính làm ngày âm hay dương ?

Hiện nay, nhiều ba mẹ trẻ vẫn còn nhầm lẫn giữa thôi nôi và sinh nhật. Về bản chất, cả thôi nôi và sinh nhật đều là ngày kỷ niệm em bé tròn 1 tuổi. Nếu như ngày sinh nhật là một dịp kỷ niệm thông thường và được tổ chức theo lịch dương. Thì lễ thôi nôi cho bé lại mang ý nghĩa tín ngưỡng dân tộc lâu đời.

cúng thôi nôi cho bé tính làm theo ngày âm hay dương được không

Các thế hệ người Việt hàng nghìn năm luôn gìn giữ và lấy văn hóa thờ cúng tổ tiên làm giá trị cốt trị cốt lõi. Lễ thôi thôi là ngày đoàn viên trong gia đình, để thành kính nhớ ơn ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Lịch âm dựa theo chu kỳ mặt trăng vẫn luôn là công cụ duy nhất để người Việt tính các ngày lễ tín ngưỡng. Ví dụ như ngày cưới xin, nhà mới, hiếu hỉ… và cả lễ thôi nôi nữa. Chắc hẳn các bạn đều đã tự trả lời được câu hỏi lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé tính làm ngay âm hay dương rồi phải không !

Cách tính ngày thôi nôi theo lịch âm “Gái sớm 2 – Trai hơn 1”

Gia đình lưu ý, thôi nôi sẽ được tổ chức sớm hơn so với sinh nhật âm của bé. Áp dụng theo cách tính “Gái hơn 2, Trai hơn 1”. Ví dụ em bé chào đời ngày 16 tháng 6 Âm Lịch. Thì gia đình sẽ tổ chức thôi nôi cho bé trai vào ngày 15 còn với bé gái là ngày 14 tháng 6 Âm Lịch.

Thôi nôi làm ngày dương trùng sinh nhật được không ?

Trong nhịp sống hiện đại, mọi gia đình đều phải tất bật lo toan cho guồng quay cuộc sống hối hả. Nhiều ba mẹ tính tổ chức lễ thôi nôi làm ngày dương để trùng với tiệc sinh nhật được không. Hay đơn giản chỉ muốn làm thôi nôi ngày cuối tuần để thuận tiện cho mọi người tụ họp, chứ chẳng hề tính ngày âm hay dương gì cả.

Như MySun đã chia sẻ ở phần trước, ngày lễ thôi nôi chỉ có duy nhất một lần trong đời. Hoàn toàn khác với sinh nhật, mỗi năm tổ chức một lần. Hơn thế nữa, lễ thôi còn mang ý nghĩa tín ngưỡng dân gian truyền thống. Mọi nghi lễ đều phải tuân thủ theo ngày giờ chuẩn xác.

Do vậy không được làm lễ thôi nôi vào sinh nhật ngày dương.

Bài viết chủ đề Thôi nôi:

Cách tính thôi nôi năm nhuần, có tính tháng nhuận không ?

Lịch âm được tính toán dựa theo chu kỳ mặt trăng quay quanh trái đất. Người Việt sử dụng lịch âm để tính toán lên xuống của con nước, từ đó kiến tạo văn minh lúa nước rực rỡ hàng nghìn năm. Tuy vậy, khi so với lịch dương – chu kỳ trái đất xoay quanh mặt trời thì lịch âm có chênh lệch đáng kể. Trung bình một tháng lịch âm chỉ có 29.5 ngày mà thôi. Do vậy sau 3 năm âm lịch sẽ dôi ra 33 ngày và được tính vào 1 tháng nhuận cho năm nhuận. Nhiều ba mẹ bị lúng túng trong cách tính thôi nôi năm nhuận, có tính tháng nhuần không.

cách tính thôi nôi năm nhuận có tính tháng nhuân không

Hiểu một cách đơn giản nhất, dù năm nhuận hay không thì gia đình vẫn tính làm thôi nôi đầy năm cho bé sau 12 tháng kể từ khi sinh ra.

Ví dụ cách tính thôi nôi năm có tháng nhuận.

Năm Quý Mão (2023) là năm nhuận và thêm một tháng nhuận là tháng Hai. Các bé sinh vào tháng 6 âm lịch năm Nhâm Dần (2022) thì sẽ được gia đình làm lễ thôi nôi vào tháng 5 âm lịch năm Quý Mão (2023). Cách tính thôi năm nhuận sẽ được áp dụng tương tự với các năm nhuận tiếp theo 2025, 2028, 2031…

Cẩm nang hạnh phúc gia đình

Cửa hàng đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận