Mâm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai, gái ở 3 miền Bắc – Trung – Nam

Cách bài trí mâm lễ cúng thôi nôi cho bé trai, gái đầy năm ở 3 miền Bắc Trung Nam không có sự khác biệt đáng kể. Lễ thôi là dịp để gia đình thể hiện tấm lòng thành kính tới 13 Bà Mụ, 3 Đức Ông, 3 vị Chư Thần và ông bà gia tiên. Các mâm cúng thôi nôi được chuẩn bị và bài trí theo lễ nghi chu đáo, tỉ mỉ. Điều này khiến cho không ít gia đình bị lúng túng. Không biết có thiếu món nào hay phạm vào điều cấm kỵ gì không ?

Lễ thôi nôi đầy năm cho bé chuẩn bị bao nhiêu mâm cúng ?

Cúng thôi nôi được gia đình tổ chức khi bé tròn đầy năm 1 tuổi tính theo lịch âm. Đánh dấu cột mốc phát triển trọng đại của em bé. Cụm từ “Thôi nôi” cũng có nghĩa là bé con rời khỏi chiếc nội quen thuộc và chuyển đến một chỗ nằm mới rộng rãi hơn. Theo đó, lễ cúng thôi thôi mang ý nghĩa tốt đẹp là để tạ ơn:

  • 13 Bà Mụ: 12 vị Tiên Lương và Bà Đỗ Ngọc Nương.
  • 3 Đức Ông (Đức Thầy): Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư.
  • 3 vị Chư Thần: Thần Tài, Thổ Địa và Ông Bà Táo.
  • Gia tiên dòng họ.

Nếu chiếu theo đúng tục lệ xưa của cả 3 miền Bắc, Trung hay Nam thì gia đình sẽ bài trí đủ 4 mâm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai, gái. Trong đó, mâm lễ thôi nôi cúng 3 vị Chư Thần cho bé trai, gái được thực hiện ngoài ngoài trời. Mâm lễ gia tiên sắp xếp trên ban thờ. Còn mâm cúng 13 Bà Mụ và 3 Đức Ông được bài lễ ở chính giữa căn nhà, hướng ra ngoài một cách trang trọng nhất. Phía trước nhà phải thông thoáng để đón nhiều may mắn, tài lộc cho em bé. Mâm cúng Đức Ông được đặt cạnh mâm Bà Mụ nhưng phải thấp hơn ít nhất 10cm.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai gái ở 3 miền Bắc Trung Nam được giản lượt.

Với sự biến chuyển của thời cuộc, cách mâm lễ cúng thôi nôi cho bé trai, gái ở 3 miền Bắc – Trung – Nam đã giản lượt đi nhiều. Theo đó, mâm cúng 3 Đức ông được gộp chung với mâm lễ 13 Bà Mụ. Nếu ba mẹ đang thuê trọ, chưa có ban thờ gia tiên riêng. Thì có thể giản lượt hoặc đặt mâm cúng gia tiên bên cạnh mâm cúng bà Mụ để mời gia tiên về thụ lộc.

Lễ thôi nôi bỏ cục xôi đất tiền cho bé bốc có ý nghĩa là những gì

Ngoài các mâm cúng kể trên thì gia đình sẽ chuẩn bị thêm 1 mâm đồ đơn giản để cho bé bốc. Đây có lẽ là khoảng khắc mà gia đình chờ đón nhất. Thông qua món đồ bốc được, gia đình có thể tiên tri một phần công việc và cuộc sống tương lai của bé. Xem chi tiết: Lễ thôi nôi bỏ cục XÔI, ĐẤT, TIỀN cho bé bốc có ý nghĩa gì ?

Lễ cúng thôi nôi cúng 13 Bà Mụ, 3 Đức Ông có ý nghĩa là gì ?

Nguồn gốc của tục thờ cúng Bà Mụ là quá trình rất dài người Việt tiếp thu tín ngưỡng từ người Hoa. Trong cuốn Lược khảo thần thoại Việt Nam cho rằng Ngọc Hoàng đã giao phó trách nhiệm sáng tạo ra con người cho 12 vị thần linh, còn được gọi là Thập Nhị Tiên Nương hay 12 Bà Mụ.

Mỗi vị sẽ nắn các bộ phận cơ thể tai, mắt, chân, tay… để tạo ra hình hài cho em bé Đồng thời chịu trách nhiệm dạy cho bé học ăn, nói, cười, đi và hỗ trợ mẹ nuôi dưỡng bé từ khi mang thai cho tới khi bé được 1 tuổi. Ở một số vùng miền Nam thì mỗi Bà Mụ lại đại diện cho một năm để luân phiên chăm lo việc thai sản trên thế gian theo chu kỳ 12 năm con giáp.

Sự tích tượng 13 12 Bà Mụ khi mang thai dạy trẻ sơ sinh

Đọc đến đây, chắc hẳn còn nhiều ba mẹ thắc mắc là có 12 hay 13 Bà Mụ. Ngoài Thập Nhi Tiên Nương được Ngọc Hoàng phái xuống thì người Việt còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu gốc Quảng Đông. Bà đứng đầu trong 13 Bà Mụ bảo sanh, còn được gọi với tên khác là Huệ Phước phu nhân hay bà Chúa Thai Sanh.

13 Bà Mụ gồm:

  1. Kim Hoa Thánh Mẫu đứng đầu Thập Nhị Tiên Nương
  2. Bà mụ Trần Tứ Nương trông coi sinh đẻ – Chú sanh.
  3. Bà mụ Vạn Tứ Nương trông coi thai nghén – Chú thai.
  4. Bà mụ Lâm Cửu Nương trông coi thụ thai – Thủ thai.
  5. Bà mụ Lưu Thất Nương trông coi nặn hình hài trai, gái – Chú nam nữ.
  6. Bà mụ Lâm Nhất Nương trông coi chăm sóc bào thai – An thai.
  7. Bà mụ Lý Đại Nương trông coi chuyển dạ – Chuyển sinh.
  8. Bà mụ Hứa Đại Nương trông coi khai hoa nở nhụy – Hộ sản.
  9. Bà mụ Cao Tứ Nương trông coi ở cữ – Dưỡng sanh.
  10. Bà mụ Tăng Ngũ Nương trông coi chăm sóc trẻ sơ sinh – Bảo tống.
  11. Bà mụ Mã Ngũ Nương trông coi ẵm bồng con trẻ – Tống tử.
  12. Bà mụ Trúc Ngũ Nương trông coi giữ trẻ – Bảo tử.
  13. Bà mụ Nguyễn Tam Nương trông coi giám sát việc sinh đẻ – Giám sanh.

3 Đức Thầy gồm:

3 Đức Thầy thường được dân gian nhầm thành 13 Đức Thầy, gồm Tiên Sư, Tổ Sư và Thánh Sư. Ba vị được coi là người khởi xướng, cải tiến và truyền dạy ngành hộ sản. Cũng có thông tin cho rằng 3 ông Đức Thầy chính là người sẽ hướng và truyền nghề cho bé trong tương lai.

Bài viết cùng chủ đề thôi nôi:

Mâm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai – gái ở miền Bắc, Trung, Nam.

So với miền Trung, Nam thì cách bài mâm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai, gái miền Bắc được coi là cầu kỳ nhất. Tuy nhiên, về cơ bản không có sự khác biệt rõ ràng. Tùy từng vùng miền có thể thay đổi một số món chứ không có quy định ràng buộc rõ ràng.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai, gái ở miền Bắc Trung Nam lễ Bà Mụ – Đức Ông.

Ví dụ như ở miền Tây có thể thay thế gà trống trong mâm cúng bằng vịt. Hay các loại xôi, chè, hoa cũng thay đổi phù hợp theo vùng miền. Nếu là con trai thì cúng đậu trắng còn con gái thì cúng chè trôi nước. Với gia đình có điều kiện thì thêm một số món khác như 13 phần lợn quay hay cả con lợn sữa. Xem thêm: Thôi nôi cho con trai, bé gái nên cúng chè, hoa gì, gà hay vịt ?

mâm lễ cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai gái ở miền Bắc Trung Nam
  • 01 con gà trống tạo thế đầy đủ đầu, chân, cánh.
  • 01 đĩa trái cây ngũ quả tương trưng 5 hướng.
  • 01 hũ gạo và 01 hũ muối.
  • 12 chén chè nhỏ và 01 chén chè lớn.
  • 12 đĩa xôi nhỏ và 01 đĩa xôi lớn.
  • 12 miếng trầu têm sẵn, 1 lá trầu tươi, 1 quả cau.
  • 03 chén cháo nhỏ và 01 chén cháo lớn.
  • Các loại bánh kẹo ngọt.
  • 13 bộ bát, đũa, muỗng.
  • 13 hoặc 22 chén đựng rượu hay nước.
  • 13 hoặc 15 tháp nến nhỏ.
  • 01 bó hoa Đồng Tiền (Cát tường).
  • 01 bình hoa, 01 lư và bó nhan, 02 cây đèn.
  • 01 bình rượu và 01 bình nước.
  • 12 bộ hài, áo váy màu xanh, thỏi vàng.
  • 01 hình nhân thế mạng ghi ngày sinh em bé.
  • Văn cúng và tiền vàng.

Mâm cúng thôi nôi cho bé ở 3 miền Bắc Trung Nam lễ Thổ Địa, Thần Tài, Ông Táo.

Mâm cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai, gái ở miền Bắc Trung Nam lễ Thổ địa, Thần Tài, Ông Táo được cúng ngoài trời thay vì trong nhà. Mâm lễ cũng được tổ chức sớm và gọn nhẹ hơn so với mâm cúng 13 Bà Mụ. Gồm có:

  • 01 đĩa trái cây ngũ quả.
  • 01 chén chè, 01 đĩa xôi.
  • 03 ly nước, 01 bình hoa.
  • 01 bộ tam sên tươm tất.
  • Hương và tiền vàng cúng.

Bộ tam sên hay còn gọi là tam sanh là bộ lễ gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên. Thường được cúng Thần Tài, Thổ Địa cho những dịp trọng đại như khai trương, nhà mới. Bạn xem chi tiết tại: Bộ tam sên Thần Tài, Thổ Địa cúng khai trương, sửa nhà gồm những gì ?

bày mâm Tam Sên cúng ví Thần Tài mùng 10 tháng Giêng

Với mâm cúng thôi nôi đầy năm cho bé trai, gái ở miền Bắc Trung Nam lễ ông bà gia tiên không có ràng buộc rõ ràng. Gia đình chuẩn bị các món mặn như gà luộc, xôi, giò, cơm canh, rượu… Cùng với hương, đèn, trầu câu, tiền vàng, quần áo cho ông bà tổ tiên như mâm giỗ thông thường. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng tới bậc sinh thành, gia tiên.

Với các gia đình bận rộn, ba mẹ có thể đặt trước mâm lễ cúng thôi nôi cho bé trai, gái đầy năm theo phong cách 3 miền Bắc Trung Nam tại các nhà hàng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, đôi khi cả chi phí và tránh được những thiếu sót không đáng có. Ba mẹ chưa biết bài cúng thôi nôi, tham khảo: Bài cúng thôi nôi cho bé trai, gái đơn giản 3 miền

Cẩm nang hạnh phúc gia đình.

Cửa hàng đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận