Trẻ em mấy tháng biết trườn bò, dạy cho bé tập đúng cách.

Trong khoảng 7 tháng đầu tiên, bé dường như chỉ nằm yên một chỗ mà chưa thể di chuyển được. Cho đến khi bé bắt đầu ngồi được, tầm nhìn được mở rộng thì mong muốn khám phá thế giới xung quanh trỗi dậy mạnh mẽ. Đó cũng là lúc em bé bắt đầu tập trườn bò để thỏa trí tò mò. Thấu hiểu tâm lý của bậc ba mẹ là luôn trông ngóng từng chặn đường phát triển của con. MySun xin giải đáp các thắc mắc như “Trẻ bé mấy tháng thì biết trườn bò ?”, “Cách dạy bé tập bò cho đúng?”…

Trẻ em bé mấy tháng thì biết tập trườn bò.

Thông thường, ngay sau khi biết ngồi thì bé chuyển sang giai đoạn tập bò trườn luôn. Vì trong suốt quá trình tập ngồi, hệ cơ xương của trẻ được rèn luyện để trở nên cứng cáp. Vì xét toàn diện, tập kỹ năng trườn bò luôn khó hơn so với tư thế thế ngồi một chỗ. Nếu con yêu nhà bạn ngồi chưa vững, vui lòng tham khảo bài viết: Tập cho bé 6 – 8 tháng chưa biết ngồi đúng cách.

trẻ con em bé mấy tháng thì biết trườn bò

Cũng có bé mặc dù ngồi chưa thuận thục nhưng đã phát triển kỹ năng trườn rất xuất sắc. Nghĩa là bé vừa học ngồi, vừa tập bò trườn gần như cùng lúc. Tức là rất sớm ngay từ tháng thứ 6. Do vậy, để trả lời câu hỏi trẻ em bé mấy tháng thì biết tập trườn bò sẽ không có một con số cụ thể. Vì còn tùy thuộc vào cơ địa và tính cách của trẻ nữa. Thậm chí, có đến 7% trẻ em bỏ qua giai đoạn bò để tập đi luôn khiến cho ba mẹ đều rất ngạc nhiên.

Theo thống kê, mấy trẻ em bé thường biết tập trườn bò trong khoảng 6 đến 12 tháng tuổi. Cụ thể, hơn 50% trẻ tập trườn bò bắt đầu khi được 8 tháng. Đối với những bé sinh non hoặc có bệnh lý nền, suy dinh dưỡng dẫn đến thể trạng yếu thì thời điểm học trườn, bò sẽ muộn hơn. Điều này tương tự với các trẻ có cân nặng cơ thể lớn. 

Mấy tháng trẻ bé chưa biết trườn bò là chậm ?

Trẻ em sau 10 tháng chưa biết trườn bò thì được coi là chậm. Vậy điều này có thực sự là một vấn đề lớn ? Như đã nói ở trên, có nhiều bé dù khỏe mạnh bình thường nhưng lại không hề có hứng thú với việc tập bò trườn. Do tính cách của bé nhẹ nhàng, thích ngồi và học hỏi thông qua quan sát. Hơn là phải bò để sờ cầm nắm trực tiếp. Nhìn từ bên ngoài, có thể bé không được nhanh nhạy như đứa trẻ khác. Nhưng bù lại, trẻ em thuộc nhóm này hiểu được quy luật xã hội và kỹ năng quan sát vượt trội hơn. 

Tuy nhiên, nếu bé được 12 tháng tuổi rồi mà vẫn chưa ngồi, bò vững, các cơ yếu thì rất có thể là do bệnh lý. Mẹ bỉm đánh giá toàn diện các kỹ năng như giao tiếp, thị thính giác, khả năng cầm nắm của đôi tay. Nên quan sát sự phát triển thể trạng và học hỏi các kỹ năng của bé liên tục trong cả một quá trình từ khi bé sinh ra. Vì giai đoạn dưới 1 tuổi, trẻ thay đổi rất nhanh. Nếu sau 2 tháng mà bé không có sự tiến bộ gì thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám.

Mấy tháng bé biết tập bò cũng trùng thời điểm trẻ bắt đầu làm quen với ăn dặm. Mẹ bỉm có thể chọn cho bé nhiều chế độ ăn dặm tùy thuộc vào định hướng của gia đình.

Bạn đọc xem tại:

5 bài tập cho em bé học trườn, bò đúng cách.

Nếu mẹ bỉm chưa biết, trườn là động tác chưa hoàn thiện của bò. Khi bé chuyển từ ngồi sang bò sẽ có giai đoạn quá độ là trườn. Khi mà hệ cơ xương của bé chưa đủ khỏe để nhấc cả cơ thể khỏi mặt đất. Và để bụng của bé vẫn chạm vào mặt sàn. Tuy nhiên vẫn có những bé học bò được luôn mà không cần phải trườn. Mẹ chẳng cần quan tâm xem con bạn thực tế đang tập trườn hay bò. Hãy coi 2 động tác là 1 cũng được. Mẹ bỉm có thể hỗ trợ cho em bé tập trườn bò đúng cách dễ dàng như sau:  

1. Cho bé làm quen với tư thế nằm sấp.

Tư thế bé biết nằm sấp trong mấy tháng đầu sau sinh hỗ trợ rất tốt cho trẻ luyện tập nhiều kỹ năng như lẫy, ngồi và cả trườn bò. Nằm sấp giúp phát triển sức mạnh của cơ tay và cổ. Tuy vậy, nhiều em bé cảm thấy khó chịu bị đặt nằm sấp. Do đó, mẹ bỉm cần cho con luyện làm quen với nằm sấp thường xuyên ngay từ khi còn nhỏ. Khi đã quen rồi, bé sẽ cảm thấy thích thú và bắt đầu tập bò nhanh chóng.

dạy cho bé trườn bò bằng cách nằm sấp trên miếng lót

Nếu bé khó khăn khi học nằm sấp, hãy thử cách sau:

  • Chèn lên ngực và cổ bé một chiếc gối mềm để cơ thể bé được nâng cao.
  • Đặt gương soi đối diện để trẻ nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình và cố gắng bò tới.
  • Sử dụng lót sàn cho trẻ em hoặc lớp chăn mỏng để bé cảm thấy thoải mái.
  • Massage hoặc dùng đồ chơi, gấu bông mềm chà sát theo các đường gập ghềnh dọc cơ bé.

2. Đặt đồ chơi bệnh cạnh trẻ góc 90 độ.

Khi bé đang ngồi, hãy thử đặt đồ chơi bên cạnh góc 90 độ, xa tầm tay trẻ một chút. Theo phản xạ, bé sẽ xoay người để với lấy chúng. Động tác chuyển đổi từ thế ngồi sang sử dụng bàn tay và đầu gối chống dưới đất và giữ thăng bằng. Đây là bước đệm rất quan trọng để em bé tập bò.

trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết bò trườn

Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên để món đồ chơi quá xa. Làm sao mà bé tự nhiên nhất, chỉ cần vặn người và với nhẹ là tóm lấy được món đồ chơi yêu thích của mình rồi. Tránh trường hợp bé phải bỏ quá nhiều công sức, cảm thấy thất bại. Hay nhận ra bạn đang thử bé.

3. Cho bé tập chống tay xuống sàn để tập bò.

Bên cạnh tư thế nằm sấp thì chống tay dưới sàn cũng là động tác hỗ trợ cho bé tập bò trườn rất hiệu quả. Các bạn đều biết, khi thực hiện động tác trườn bò, trọng lượng cơ thể dồn lên vai và tay là rất lớn. Bé chưa biết trườn bò rất có thể là do 2 nhóm cơ này của bé còn yếu. Chưa đủ sức chống đỡ trọng lượng cơ thể. Động tác này rèn luyện cho trẻ giữ thăng bằng bằng cách chống 2 tay, phát triển cơ vai và tay.

dạy cho trẻ bé tập bò an toàn trên tấm thảm

Để tập động tác này, mẹ bỉm cần chuẩn bị một chiếc gối ôm mềm. Nếu không, bạn cũng có thể sử dụng chăn, thảm yoga cuộn tròn lại cũng được. Mẹ bỉm đặt bé nằm sấp, thân dưới đè nên gối ôm. Đồng thời giữ 2 bên mạng sườn để phần trên của bé cao ngang mông. Theo bản năng, bé sẽ đặt 2 tay xuống sàn để chống cơ thể. Mẹ đặt đồ chơi trước mặt để bé tập làm quen với tư thế chống đỡ một tay, tay còn lại cầm đồ vật.     

4. Đặt đồ chơi cách trẻ một khoảng vừa đủ.

Ban đầu, hãy đặt đồ chơi ở vị trí gần ngay cạnh để bé biết cách chống tay để với lấy đồ chơi. Sau dần khi đã thuần thục hơn, mẹ bỉm tăng dần độ khó bằng cách để xa hơn. Khoảng cách không nên quá thách thức khiến bé nản lòng. Nhưng cũng phải đủ xa để buộc bé phải di chuyển một đoạn nhỏ nếu muốn lấy lại món đồ chơi yêu thích.

trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì biết bò trườn

Ban đầu bé sẽ rất khó khăn và chỉ có thể trườn bụng sát nền nhà. Chứ chưa thể nhấc cả người, chống tay và đầu gối để bò. Nhưng rất nhanh thôi, chỉ mấy tháng sau, các cơ tay, vai, cổ của trẻ cứng cáp hơn, bé biết trườn bò thành thạo. Lúc này, mẹ bỉm cần chú ý thu dọn không gian chơi của bé sao cho gọn gàng, rộng rãi, ít chướng ngại vật. Quan trọng nhất là phải thực sự an toàn.

5. Làm mẫu động tác bò và khuyến khích trẻ.

Ở độ tuổi này, bé có khả năng học hỏi và bắt chước động tác của bố mẹ rất nhanh. Với tất cả các kỹ năng vận động như lẫy, ngồi, trườn bò, đi, khi đến tháng tuổi nhất định, bé đều tự học được. Nhưng để hỗ trợ trẻ học nhanh hơn, mẹ ba hãy làm mẫu cho bé. Cùng nằm xuống sàn, bò bằng bằng 4 chân và chơi như một người bạn của bé. Chắc chắn rằng bé sẽ thích thú và cảm thấy gần gũi ba mẹ hơn nữa.

bố ba mẹ chơi cùng em bé con mysun

Trong suốt quá trình học tập kỹ năng vận động, ba mẹ hãy luôn tạo không khí thật sự vui vẻ. Động viên con bằng lời nói, nụ cười ở mọi lúc, bất kể hành động dù lớn hay nhỏ. Sử dụng nhiều món đồ chơi để khuyến khích bé di chuyển càng nhiều càng tốt. Ba mẹ hãy là người bạn đồng hành, hướng dẫn bé trên mỗi chặn đường phát triển.

5 lưu ý an toàn khi trẻ em tập trườn bò.

Khi bé biết tập bò trườn cũng là lần đầu tiên trẻ được di chuyển, sau mấy tháng chỉ nằm yên một chỗ. Bé có thể tự do tìm hiểu nhiều điều mới mẻ xung quanh quanh. Do đó, ba mẹ phải chuẩn bị sẵn sàng cho bé một môi trường an toàn nhất có thể. Một không gian hoàn hỏa để hỗ trợ em bé phát triển kỹ năng toàn diện.

Cùng tham khảo 5 lưu an toàn khi trẻ tập trườn bò nhé!

cách dạy cho bé tập học trườn bò đúng an toàn
  • Tạo một không gian chơi thông thoáng, ít chướng ngại vật để giảm thiếu rủi ro vấp ngã cho trẻ. Các loại hóa chất tẩy rửa, thuốc, phích nước… nên đặt tại vị trí trên cao. Những đồ vật mỏng manh, dễ đổ như khăn trải bàn, tủ sách, ti vi, chậu cây cũng phải được gia cố chắc chắn hoặc để ngoài tầm với của trẻ.
  • Gia đình bắt buộc phải rà soát lại toàn bộ hệ thống dây, ổ điện trong nhà. Vì thông thường, hầu hết các vị trí cắm ổ điện đều được thiết kế ở khoảng cách thấp, bé hoàn toàn có thể với tới. MySun khuyến khích gia đình nên mua thêm các đầu bịt ổ cắm điện để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Nếu nhà bạn nuôi thú cưng, hãy cảnh giác để bé hạn chế tiếp cận chó mèo một mình. Nhất là khi chó mèo đang ăn, sinh sản, ngủ dậy… bản năng của chúng sẽ hung dữ hơn, có thể tấn công bất cứ lúc nào bé.
  • Gia đình trang bị thêm các thanh chắn giường và cầu thang để tránh các tai nạn nguy hiểm. Không để bé bị kẹp ngón tay vào khe cửa, hãy lắp đặt thêm hít chặn nam châm giữ cửa. Ngoài ra, ba mẹ có thể mua thêm các miếng dán cao su bọc góc cạnh bàn để giữ an toàn cho bé.
  • Mặc dù đã cố gắng giảm thiểu mọi rủi ro ở mức thấp nhất. Nhưng gia đình không được chủ quan vì mọi chuyện đều có thể xảy ra. Trong mấy tháng em bé biết tập trườn bò, ba mẹ bắt buộc phải luôn theo sát trẻ từng bước một.

Cẩm nang hữu ích cho mẹ và bé

MySun hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, ba mẹ đã trang bị đủ kiến thức để dạy bé tập bò trườn đúng cách. Cùng với đó là những lưu ý để xây dựng không gian an toàn cho bé phát triển kỹ năng toàn diện. Mẹ bỉm xem thêm các bài viết hữu ích khác:

Cửa hàng đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận