Trẻ em sơ sinh mấy tháng biết ngồi, tập cho bé 6 – 8 tháng chưa biết ngồi

Khi đã thành thục động tác lẫy, thì tập ngồi là cột mốc tiếp theo cho trẻ em chinh phục. Quá trình này diễn ra tự nhiên, nhưng nếu được hỗ trợ cho bé đúng cách thì trẻ tập ngồi vững, thẳng lưng nhanh hơn. Mẹ bỉm băn khoăn bé con đã 6 – 8 tháng tuổi mà chưa biết ngồi thì có coi là muộn không ? Hay trẻ em bé sơ sinh mấy tháng thì biết ngồi được ? Mọi thắc mắc sẽ được MySun giải đáp trong bài viết này.

Trẻ em bé sơ sinh mấy tháng thì biết ngồi được.

Kỹ năng ngồi đặc biệt quan trọng, được ví như chìa khóa mở ra một thế giới mới cho trẻ con. Tập ngồi vững thẳng lưng sẽ tăng tầm quan sát cho bé. Là tiền đề để bé học các kỹ năng khó hơn như bò, trườn, đi. Đồng thời, trong mấy tháng trẻ em sơ sinh biết ngồi thì cũng trùng thời điểm bé tập ăn dặm, 2 hoạt động này được bổ trợ cho nhau. Tất cả tạo giá trị cộng hưởng, giúp bé trưởng thành hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Để trả lời câu hỏi trẻ em bé mấy tháng thì biết ngồi được, các mẹ cần phân biệt rạch ròi 2 thời điểm. Giai đoạn 1 khi nào cho bé đang tập ngồi và giai đoạn 2 tự ngồi vững thành thạo.

Giai đoạn 1: Bé 5 – 6 tháng tuổi tập ngồi chưa vững

Thông thường, được 5 tháng tuổi, cơ cổ của bé đã vững, tự ngẩng cao đầu khi nằm sấp. Kiểm soát được phần đầu chính là điều kiện bắt buộc để trẻ sơ sinh có thể tập ngồi được. Bé cần có thời gian khoảng 1 tháng để học giữ cân bằng một cách tương đối. Từ tháng thứ 6, trẻ sơ sinh tự chống tay để ngồi dậy phút chốc, khoảng 20 giây nhưng chưa được vững.

trẻ em bé sơ sinh 6 7 mấy tháng tuổi chưa biết ngồi được

Tư thế ngồi của bé cũng không được thẳng lưng, ngả nghiên. Chỉ cần một tác động lực nhỏ là trẻ dễ bị ngã nhào. Tuy khoảng thời gian tự ngồi ít ỏi, nhưng bé con thậm chí có thể xoay đầu nhìn ngó nghiên. Trong giai đoạn này, bố mẹ phải vòng tay xuang quanh để bé ngã ngửa về sau. Hoặc có thể chèn gối, chăn mềm bảo vệ xung quanh chỗ con ngồi.

Giai đoạn 2: bé 7 – 8 tháng tuổi tự ngồi thành thạo.

Khi được 7 – 8 tháng tuổi, em bé đã tự biết ngồi đầy được một cách thành thạo, vững vàng, thẳng lưng. Tư thế ngồi lấy thăng bằng của trẻ khi này trông giống như con ếch hay con cún đáng yêu. Nghĩa là hơi hướng người về phía trước, lấy 2 tay chống lên trước tạo thế vững 4 chân.

trẻ em bé 7 8 tháng tuổi biết ngồi vững thẳng lưng được chưa ?

Hệ cơ và xương của bé được tập luyện thường xuyên sẽ phát triển khỏe mạnh, cứng cáp từng ngày. Dần dần, bé bỏ bớt một tay, rồi cả 2 tay, chính thức hoàn thành kỹ năng ngồi thành thạo. Khi được 8 tháng, trẻ lấy thăng bằng tốt, bỏ 2 tay mà không sợ bị ngã đổ. Bé còn học được kỹ năng tự ngồi dậy từ thế nằm sấp bằng cách đẩy cơ thể lên. Tuy nhiên bố mẹ không được chủ quan, luôn phải bố mẹ bên cạnh đề phòng bé.

Việc giải phóng 2 tay là điều kiện bắt buộc để bé hướng tới cột mốc tiếp theo, học kỹ năng bò. Bé con nhà bạn đã thành thạo tự ngồi vững, mẹ bỉm nên đọc thêm: Hướng dẫn cho trẻ tập bò trườn đúng cách.

Trẻ em bé 6 – 8 tháng tuổi chưa biết ngồi có sao không ?

Đối chiếu với 2 mốc thời trên để mẹ bỉm có cái nhìn tổng quan về quan trình tập ngồi của bé. Nếu bé từ 6 – 8 tháng tuổi mà vẫn chưa biết ngồi thành vững, còn phải đỡ thì cũng không quá lo ngại. Vì tùy thể trang của từng trẻ mà thời gian có sự xê dịch sớm hơn hay muộn từ 1 – 2 tháng.

Tuy nhiên, nếu bé sau 8 tháng tuổi vẫn chưa có dấu hiệu đang tập ngồi giai đoạn 1 thì bị coi là muộn. Cùng mấy tháng tuổi, trong khi  trẻ con hàng xóm đã biết đứng mà em bé nhà mình thì vẫn chưa thể ngồi vững được. Lúc này, mẹ bỉm cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để khám.

04 dấu hiệu nhận biết sớm trẻ em bị chậm phát triển.

Do tất cả các kỹ năng từ lẫy, ngồi, bò, trườn, đi đều liên quan chặt chẽ và bổ trợ cho nhau. Nên nếu em bé tập ngồi bị chậm thì các cột mốc phát triển tiếp theo cũng bị ảnh hưởng. Mẹ bỉm có thể nhận biết sớm các dấu hiệu từ khi trẻ sơ sinh còn trong giai đoạn tập lẫy. Đơn cử như:

  1. Trẻ con 4 tháng chưa tự nâng đầu lên hay làm được động tác dùng tay chống giường.
  2. Hệ xương của bé mềm, không thường xuyên vung tay, vung chân, làm động tác khó.
  3. Bé bị nhẹ cân từ khi sinh, hay chậm tăng cân và chiều cao so với tiêu chuẩn bình thường.
  4. Trẻ không có hứng thú với đồ chơi, ít nhìn theo, không cầm nắm để đưa lên miệng.

04 nguyên nhân phổ biến khiến em bé chậm biết ngồi.

Lưu ý, MySun chỉ nêu ra các nguyên phổ biến để tham khảo, không thay thế cho chuẩn đoán y khoa. Việc trẻ con bị chậm biết ngồi sẽ kéo lùi quá trình học bò trườn, tập đi sau này. Xác định chính xác nguyên nhân để chữa dứt điểm sớm, tránh những biến chứng sau này cho bé.

  1. Bé bị còi xương, chậm lớn: nguyên nhân phổ biến do thiếu Canxi và Vitamin D. Bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện như đầu bẹp, trán dô, thể chất yếu. Dẫn đến việc học các kỹ năng từ lẫy lật, ngồi, bò, đi của trẻ bị chậm hơn bình thường.
  2. Em bé bị thừa cân nặng: sẽ hạn chế khả năng vận động của trẻ nhỏ. Béo phì thường gặp ở các bé được nuôi dạy theo kiểu truyền thống. Chế độ dinh dưỡng của bà bầu và bé bị thừa nhiều năng lượng do thực đơn phần lớn từ nhóm Tinh bột.
  3. Tâm lý rụt rè, lười vận động. Có thể do trải nghiệm không tốt của bé trong những lần tập ngồi đầu tiên. Hoặc gia đình quá bao bọc, gò ép mà không cho bé được tự do vận động. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tính cách sau này, làm bé thụ động.
  4. Cách tập ngồi cho bé không đúng: không những làm trẻ em học chậm hơn, nó còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiều mẹ bỉm cho con ngồi trên ghế phao tập ngồi từ rất sớm. Nhưng mãi không thể giữ thăng bằng tốt để tự ngồi một mình được.    

Cách tập cho bé tự ngồi dậy vững, thẳng lưng được.

Theo quy luật phát triển, mọi đứa trẻ sơ sinh bình thường bắt đầu tập ngồi tháng thứ 5 – 6. Và hoàn thành cột mốc tự biết ngồi vững khi bé được 8 – 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu được ba mẹ động viên, hỗ trợ từ các bài tập ngồi thẳng lưng đúng cách cho bé thì rút ngắn được thời gian sớm hơn. Và kịp thời nắn chỉnh tư thế, hạn chế rủi ro và sớm phát hiện những biểu hiện bất thường nếu có. MySun tổng hợp một số bài tập bổ trợ dạy cho bé tập biết ngồi đúng cách.

cách tập dạy cho trẻ em bé sơ sinh biết ngồi được 4 5 6 7 8 tháng

Bài tập 1: tư thế nằm sấp cho trẻ 3 – 4 tháng.

Mẹ bỉm có thể tập nằm sấp ngay từ khi bé được 3 – 4 tháng tuổi. Đây là tư thế hỗ trợ cho bé đồng thời tập lẫy và ngồi. Đặt bé nằm sấp trên thẩm tập chơi, để xung quanh nhiều món đồ chơi phát nhạc, rung lắc. Bé sẽ bị kích thích mà hướng theo các món đồ đó. Phản ứng đầu tiên của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là ngẩng cao đầu và muốn lật xoay người dịch chuyển. Bài tập này rất tốt vì rèn luyện cơ cổ, vai chắc khỏe.

cho bé nằm sấp để tập lẫy lật ngồi sớm

Thời gian đầu tập nằm sấp, nhiều bé sẽ không thích. Lý do là trọng lượng dồn vào bụng khiến bé chưa kịp thích nghi. Thay vì các bài tập kéo dài 20 phút, thì hãy cho bé tập ngắt quảng 3 phút vài lần mỗi ngày. Mẹ bỉm cũng có thể nằm sấp để trẻ con nhìn rõ khuôn mặt của mẹ. Hoặc đặt một tấm gương đối diện bé con, tạo sự chú ý muốn trườn bò đến vị trí đó.

Bài tập 2: tư thế tập lẫy lật cho bé 4 – 6 tháng.

Tập cho bé lẫy lật được coi là cột mốc phát triển đầu tiên của bé. Thông qua động tác lẫy lật, bé xoay người để di chuyển tới vị trí mong muốn. Tỷ lệ trẻ tập lẫy lật thường diễn ra từ tháng thứ 4 – 6 là chủ yếu, chiếm 55%. Điều quan trọng là các trẻ thành thạo kỹ năng lật sớm sẽ không bị rủi ro bẹp phẳng đầu. Nguyên nhân là do trẻ ngủ thường xuyên với chỉ một tư thế nằm ngửa duy nhất. Bài tập này còn giúp cho quá trình em bé tự ngồi diễn ra sớm hơn, xem chi tiết tại: Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết lẫy lật.

có nên mua xe ghế gối sofa phao tập ngồi bằng bông cho em bé 4 6 tháng tuổi

Bài tập 3: tư thế ngồi trong lòng mẹ cho bé 4 – 5 tháng.

Khi mẹ bỉm thấy con là sẵn sàng, hãy cho bé tập tư ngồi an toàn nhất trong lòng mẹ từ tháng thứ 4. Mẹ bỉm ngồi khoanh chân và đặt trẻ con ngồi trong lòng. Tư thế khác khác, mẹ bỉm duỗi 2 chân con yêu rồi kẹp vào đùi khi ngồi. Ba mẹ phải quan sát xem lưng của trẻ khi ngồi có thẳng không. Trong khi tập cho bé ngồi trong lòng mẹ, hãy thư giãn cho con bằng các trò chơi xếp gỗ hay nghe nhạc nhẹ.

khi nào cho trẻ em bé tập ngồi vững được

Bé 5 tháng tuổi ngồi đã vững vàng hơn trước. Hãy cho bé dựa vào vật mềm, hoặc đùi của mẹ. Nên nhớ là vẫn phải luôn quàng tay xung quanh đề phòng bé bị ngã bất kỳ lúc nào. Bắt đầu đặt các món đồ chơi ở xa tầm tay để bé với đến.

Bài tập 4: hỗ trợ chống tay ngồi dậy cho bé 6 – 7 tháng.

Đến tháng thứ 6, bé đã tập ngồi khá vững, tư thế thẳng lưng mà chẳng cần dựa nữa. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa thể tự chống tay, chuyển từ tư thế nằm sang ngồi được. Mẹ bỉm tập cho con bằng cách đặt trẻ nằm nghiên sang một bên. Giữ đùi bé và nâng dần người lên. Tập nhiều lần thì bé sẽ biết được để ngồi dậy, trước tiên xoay người rồi lấy tay chống đẩy cơ thể lên.

trẻ con sơ sinh mấy tháng thì biết ngồi

Bài tập này chỉ áp dụng cho bé không biết cách tự ngồi dậy một mình. Nếu trẻ sơ sinh có thể tự làm được, dù có khó khăn thì hãy cứ để con nỗ lực. Tránh xây dựng tâm lý quá ỷ lại vào bố mẹ.

Bài tập 5: massage thư giãn cơ sau mỗi buổi tập.

Tất cả các bài tập đều tiêu tốn lượng calo đối với trẻ. Các động tác massage 15 phút cho trẻ sơ sinh giúp cơ bắp được thư giãn, tuần hoàn máu. Điều đó giống như một phần thưởng tuyệt vời cho bé sau những bài tập vất vả. Tạo ra ấn tượng tốt, bé sẽ tự nguyện và hào hứng với các buổi tập tiếp theo.

massage giãn cơ cho bé sau khi tập ngồi

Thông thường, nên cho trẻ tập cái bài đơn giản như nằm sấp, lật lẫy khi được 4 tháng tuổi. Tập thường xuyên, nâng dần độ khó lên thì chỉ cần bé được 7 – 8 tháng tuổi là biết ngồi vững được rồi. Tất nhiên là mốc thời gian chỉ mang tính chất tham khảo cho các bé có sức khỏe bình thường thôi nhé. 

Tác hại của việc cho trẻ sơ sinh tập ngồi sai cách.

MySun tin rằng trong mấy tháng nỗ lực tập luyện, các trẻ em bé sơ sinh đều có thể tự ngồi dậy được. Tuy nhiên động tác ngồi của em bé cần phải đúng kỹ thuật. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một trong những sai lầm phổ biến của mẹ bỉm là thúc ép trẻ con tập ngồi quá sớm. Vậy khi nào cho bé tập ngồi là thắc mắc nhiều mẹ bỉm còn băn khoăn.

Mẹ bỉm quan sát xem bé đã ngẩng cổ vững, các cơ cổ, vai đã cứng khỏe chưa. Để ý các buổi tập đầu tiên, khi đưa bé con tập ngồi vào lòng. Nếu 2 tay của trẻ không đủ sức chống, có xu hướng đổ về phía trước có nghĩa là mẹ bỉm cần kiên nhẫn thêm. Vì nếu thúc ép sớm, hệ cơ xương còn yếu chưa đủ sức gánh sức nặng cơ thể sẽ làm bé bị đau lưng. Đồng thời, tư thế ngồi của bé bị sai, không được thẳng cột sống.

Sai lầm tiếp theo mà mẹ bỉm thường mắc phải là để cho bé con tập ngồi trên các loại ghế, gối phao hơi. Trông có vẻ bé ngồi được rất sớm và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Nhưng thực tế các loại ghế tập ngồi cho bé lại cản trở kỹ năng giữ thăng bằng của trẻ em. Bé ngồi thoải mái, an toàn không để ngã sinh ra tâm lý lười, hạn chế quá trình vận động và giữ thăng bằng. Điều này cũng tương tự với việc trẻ sơ sinh tập ngồi trên chăn nệm mềm nún.

Dụng cụ an toàn cho trẻ em

Khi đã ngồi vừng vàng rồi, nên trang bị ghế chuyên dụng cho bé mỗi khi ngồi ô tô. Vì ghế ô tô nguyên bản thiết kế cho người lớn, kích thước rộng, không an toàn. Trẻ con ngồi sẽ rung lắc mạnh, không ngồi lâu được. Ngoài ra, trong thời gian tập ngồi, me bỉm cần luôn dõi theo tránh để bé ở một mình. Vậy nên các dụng cụ bảo vệ an toàn như quây chắn giường là rất cần thiết.

Mẹ bỉm tham khảo sản phẩm:


MẸ BỈM QUAN TÂM:

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận