Cách mẹo chữa trị đái dầm ở trẻ em ban đêm cho bé 3 4 7 10 tuổi

Theo thống kê, có đến 21% em bé dưới 5 tuổi bị đái dầm ban đêm. Tỷ lệ giảm dần khi bé lớn, chỉ còn khoảng 5% đối với trẻ em 10 tuổi. Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ đái dầm là vấn đề nhỏ và sẽ tự biến mất khi con lớn hơn. Tuy nhiên, nếu em bé đã hơn 7 tuổi rồi mà vẫn thường xuyên đái dầm, nước tiểu nhiều thì rất có thể là biểu hiện của bệnh lý. MySun xin chỉ ra các nguyên nhân và cách mẹo chữa trị đái dầm ở trẻ em ban đêm cho bé 3 4 5 7 10 tuổi.

Tìm hiểu đúng về hiện tượng đái dầm ở trẻ em.

Đái dầm là hiện tượng mất kiểm soát của bàng quang. Khiến cho nước tiểu bị tràn ra ngoài trong vô thức mà không cố ý. Đối với em bé dưới 3 – 4 tuổi thì khả năng kiểm soát bàng quang còn hạn chế, việc đái dầm là điều rất bình thường. Khi lớn dần, ý thức của bé phát triển mạnh mẽ nên hiện tượng tiểu đêm ít dần đi. Ba mẹ chỉ bắt đầu quan tâm và coi đái dầm là vấn đề sức khỏe nếu bé đã được 5 tuổi.

tỷ lệ trẻ em bị đái dầm tiểu đêm cho bé 3 4 5 6 7 8 9 10 tuổi mysun

Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em theo từng độ tuổi:

Tỷ lệ trẻ đái dầm tuy có giảm khi trẻ lớn hơn, nhưng không biến mất hoàn toàn. Theo đó, vẫn còn khoảng 1% người trưởng thành bị mắc bệnh đái dầm đến suốt cả cuộc đời. Điều đáng nói là hầu hết các trường hợp đái dầm đều có cách chữa trị dứt điểm khi trẻ bé ở độ tuổi từ 3 4 … 7 10 tuổi. Vì khi trưởng thành, việc điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều do tiểu đêm đã trở thành phản xạ của cơ thể.

  • Tỷ lệ đái dầm ở em bé 5 tuổi: 21%
  • Tỷ lệ đái dầm ở em bé 6 tuổi: 13%
  • Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em 7 tuổi: 10%
  • Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em 8 tuổi: 07%
  • Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em 9 tuổi: 05%
  • Tỷ lệ đái dầm ở trẻ em 10 tuổi: 04%

Phân biệt các loại đái dầm ở trẻ em.

  1. Đái dầm ban đêm: hầu hết đái dầm ở bé thường chỉ vào ban đêm, chiếm tới 95% các trường hợp. Đái dầm ban đêm có lượng nước tiểu nhiều hơn.
  2. Đái dầm ban ngày: thường là do các bệnh lý liên quan đến cấu trúc đường tiết liệu. Do vậy sẽ nguy hiểm và khó phát hiện hơn so với đái dầm ban ngày.
  3. Đái dầm tiên phát: thường xuát hiện ở trẻ nhỏ khoảng 3 4 5 6 7 tuổi và có thể tự chữa khỏi. Nguyên nhân là do em bé chưa làm chủ được kỹ năng vệ sinh tiểu tiện đúng giờ giấc.
  4. Đái dầm thứ phát: là bé không bị hoặc chữa khỏi đái dầm trong ít nhất 6 tháng nhưng lại bị tái phát.

Nguyên nhân bệnh đái dầm cho bé 3 4 5 7 10 tuổi.

Đa số ba mẹ khi con mặc dù lớn rồi nhưng vẫn thường xuyên đái dầm là bực bội. Khi mà chăn ga, quần áo vừa thay mới lại ướt hết, giặt chẳng kịp khô. Từ đó sinh ra phản ứng là trách móc con nhỏ. Cần phải rất bình tĩnh vì đái dầm là do phản ứng của cơ thể ngoài chủ đích chứ không phải do bé cố tình. Bạn tham khảo các nguyên nhân của bệnh đái dầm trước khi tìm cách mẹo chữa trị cho bé 3 4 … 7 10 tuổi. 

1. Yếu tố di truyền từ bố mẹ.

Ngày nay, các nhà khoa học đã giải mã được ADN và phát hiện ra một số gen liên quan đến hiện tượng đái dầm ở trẻ em. Nghĩa là bệnh lý đái dầm của bé có tính di truyền rất cao từ ba mẹ. Một thống kê trên 100.000 bậc phụ huynh của đại học Pennsylvania của Mỹ cho ra kết quả:

  • Tiền sử ba mẹ không ai bị đái dầm thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 14%.
  • Tiền sử có ba hoặc mẹ bị đái dầm thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 45%.
  • Tiền sử cả ba và mẹ đều bị đái dầm thì tỷ lệ trẻ mắc phải là 77%.

Do vậy, nếu thấy bé có hiện tượng đái dầm, không nên trách móc bé. Vì rất có thể bé đã thừa hưởng “mã gen” đái dầm từ chính bạn đó.

2. Tâm lý trẻ không ổn định.

Tâm lý là nguyên nhân phổ biến tiếp theo làm cho trẻ em bị đái dầm ban đêm. Thường xuất hiện khi bé gặp một bất ổn về tâm lý như căng thẳng, lo lắng kéo dài. Có thể là gia đình bé không hạnh phúc, bố mẹ cãi nhau, li di. Hay bé thay đổi môi trường quá đột ngột như chuyển nhà, chuyển trường… Khi bé đã ổn định được tâm lý rồi nhưng hiện tượng đái dầm không hề mất đi mà trở thành thói quen.

3. Bàng quang nhỏ, phát triển chậm.

Do cơ địa của bé có bàng quang nhỏ hơn đứa trẻ bình thường. Cũng có thể do bàng quang phát triển chậm hơn so với tổng thể của cơ thể. Do đó khả năng chứa nước tiểu cũng ít bị hạn chế. Trẻ không thể giữ nước tiểu trong suốt một đêm nên gần sáng lại đái dầm. MySun bật mí để tính khối lượng bàng quang của một đứa trẻ bình thường như sau:

Khối lượng bàng quang (gram) = (Tuổi trẻ em + 2) x 28.35

Tin tức liên quan:

4. Rối loạn sản xuất nước tiểu khi ngủ.

Trong cơ thể con người tồn tại loại hormon ADH có chức năng chống bài tiết ở thận để giữ nước khi ngủ. Hormon ADH kiểm soát lượng nước được hấp thụ lại trong gan. Khi có tuổi, cơ thể tiết ra ít hormon ADH làm cho người già thường hay đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Đây là quy luật bình thường của tạo hóa.

Tuy nhiên, tình trạng rối loạn hormon ADH cũng xuất hiện ở một số trẻ em. Là nguyên nhân khiến cho bé bị đái dầm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho máu bị cô đặc, nước tiểu loãng, gây ra nhiều biến chứng khác. Cách chữa trị dứt điểm trẻ em đái dầm ban đêm trong trường hợp này là cho bé 3 4 7 10 tuổi đi khám tại cơ sở y tế.    

5. Giấc ngủ của trẻ quá sâu.

Khi em bé chìm vào giấc ngủ sâu, các tín hiệu lên bán cầu não suy giảm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bé có thể đái dầm ở tất cả các giai đoạn của giấc ngủ, từ nông đến sâu. Khi dung tích chứa của bàng quang đạt đến ngưỡng nhất định sẽ gửi tín hiệu. Tuy nhiên, do em bé còn nhỏ tuổi, chưa làm chủ được nên có thể đái dầm trước khi kịp tỉnh giấc.

6. Táo bón tạo áp lực bàng quang.

Táo bón cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ đái dầm mà gia đình không ngờ tới. Khi bé đã có thể tự đi vệ sinh bằng bô, ba mẹ thường không phát hiện ra các vấn đề đó. Nếu trực tràng bị căng sẽ tạo ra lực tác động chèn vào bàng quang. Khiến cho cơ thể phát ra tín hiệu nhầm là bàng quang đang bị đầy, cần đi tiểu. Cùng với đó, nếu trực trang chèn ép vào bàng quang cũng làm cho dung tích chứa nước tiểu bị giảm đi. Do vậy, cách mẹo để chữa hết đái dầm ban đêm trong trường hợp này là hãy trị táo bao cho bé 3 4 5 7 10 tuổi.

7. Nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng tiết liệu khiến cho tần suất đi tiểu của trẻ em tăng lên bất thường. Cứ 5 -10 phút bé lại vào nhà vệ sinh một lần. Nhưng mỗi lần đi vệ sinh thì đau buốt và lượng nước tiểu lại rất ít. Vào ban đêm, trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có tỷ lệ đái dầm nhiều lần hơn các nguyên nhân khác. Ba mẹ cần kiểm tra và đưa bé đi khám tại cơ sở y tế để chữa trị cho bé nhiễm trùng sẽ hết được đái dầm ban đêm.

8. Tăng động giảm chú ý (ADHD).

Rối loạn tăng động giảm chú ý có tên tiếng Anh ADHD. Đây được coi là một trong những tình trạng xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em từ 7 tuổi, chiếm tới 5%. Tăng động giảm chú là hiện tượng trẻ có những hành vi hiếu động quá mức với tầng suất kéo dài suốt trong ngày. Đồng thời cũng làm trẻ bị giảm chú ý, tập trung. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập, tiếp thu của trẻ nhỏ. Từ đó bé bị chậm phát triển trí não, khả năng giao tiếp và duy trì mối quan hệ với người xung quanh kém hơn đứa trẻ bình thường.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý làm cho cơ thể luôn ở trạng thái dễ kích động, ngay cả trong giấc ngủ. Bé khó khăn trong việc kiềm chế bản thân, chậm học kỹ năng tiểu tiện. Do vậy, tỷ lệ đái dầm ban đêm ở trẻ mắc chứng tăng động ADHD cũng cao hơn bình thường. Khoảng 18% đối với nhóm trẻ 7 tuổi.

Cách mẹo chữa trị đái dầm ở trẻ em cho bé 3 4 7 10 tuổi.

Đái dầm ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ba mẹ có thể áp dụng các cách chữa trị chung cho bé 3 4 5 7 10 tuổi. Mẹo chữa trị đái dầm cho trẻ em có thể áp dụng ở nhà một cách đơn giản. Tùy từng bé mà giúp thuyên giảm hoặc chấm dứt hiện tượng đái dầm hoàn toàn. Mời bạn đọc tham khảo 8 cách mẹo chữa trị đái dầm ở trẻ em cho bé 3 4 … 7 10 tuổi.

cách làm mẹo chữa trị hết đái dầm ban đêm khi ngủ ở cho trẻ em bé 3 4 5 6 7 8 9 10 tuổi

1. Hạn chế cho bé uống nước buổi tối | Chữa đái dầm cho trẻ 7 10 tuổi.

Gia đình chú ý hạn chế cho bé uống nước vào buổi tối. Nhờ đó mà giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm sẽ ít đi. Bàng quang của bé khi ngủ cũng ít chịu áp lực, tình trạng tiểu đêm được thuyên giảm. Bù lại, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ uống bù nước vào ban ngay. Để lượng nước cung cấp vào cơ thể trong một ngày là không đổi.  

2. Rèn cho bé thói quen đi tiểu đúng giờ | Cách trị đái dầm ở trẻ 4 tuổi.

Hãy rèn luyện cho bé cách đi tiểu đúng giờ. Thông thường, trẻ em đi tiểu từ 6 – 8 lần mỗi ngày. Tức là ban ngày, trung bình cứ 3 tiếng bé nên đi tiểu một lần. Tập cho bé đi tiểu đúng giờ là cách để trẻ rèn luyện sức chứa của bàng quang. Đặc biệt, buổi tối trước khi đi ngủ, ba mẹ hãy nhắc nhỏ bé đi tiểu để tăng sức chứa tối đa của bàng quang. Đây là cách trị đái dầm ban đêm đơn giản mà rất hiệu quả.

3. Tâm sự, ổn định tâm lý của trẻ | Cách trị đái dầm ban đêm cho bé.

Rất nhiều em trường hợp bé tiểu đêm là do các bất ổn tâm lý. Cùng với đó là tâm lý bực bội của cha mẹ càng khiến cho tâm lý của bé căng thẳng hơn. Bạn nên tâm sự với bé xem dạo này con có gặp phải áp lực gì ở trường học hay ngay trong gia đình không. Qua đó giải tỏa tâm lý tự ti, cảm giác hối lỗi của trẻ về việc đái dầm. Coi đó như là một vấn đề mà cả ba mẹ và trẻ cùng nhau suy nghĩ để tìm hướng khắc phục. Nên nhớ dành tặng cho bé những lời khen, phần quà nho nhỏ để khích lệ tinh tần của bé. Mẹ cũng có thể hướng dẫn cho bé các bài tập Yoga giúp cải thiện tâm lý. Xem tại: 5 lợi ích của việc tập Yoga cho trẻ em

lợi ích của tập yoga giúp cải thiện tâm lý

Ngoài ra, để giảm bớt áp lực khi dọn dẹp, có thể chuẩn bị thêm vài tấm drap chống ẩm lót dưới nệm. Nếu chẳng may bé đái dầm, chỉ cần lột tấm lót chống ẩm ra để giặt sạch. Và hãy để em bé phụ bạn dọn dẹp. Đây là biện pháp tâm lý, giúp bé loại bỏ cảm giác tiêu cực tội lỗi. Cũng như thêm phần cố gắng trong quá trình chữa trị hiện tượng đái dầm cho bé 4 6 7 … 10 tuổi.

4. Không cho bé uống đồ chứa caffein | Mẹo chữa trị đái dầm ở trẻ em

Các loại đồ uống chưa caffein như nước soda, tăng lực, coffee… kích thích cơ thể tăng cường trao đổi chất. Trong đó có cả việc sản xuất nước tiểu. Bạn để ý, khi uống coffee chúng ta có xu hướng đi tiểu nhiều hơn phải không. Do vậy, ba mẹ không để cho bé uống các loại nước chứa caffein, cacao vào buổi tối.

5. Cho bé thăm khám tại cơ sở y tế | Cách chữa trị đái dầm ở trẻ 3 4 7 10 tuổi

Nguyên nhân khiến cho trẻ đái dầm ban đêm có thể do các vấn đề bệnh lý như táo báo, viêm đường tiết liệu, bàng quang nhỏ, tăng động giảm chú ý ADHD, rối loạn hormon ADH … Mà những bệnh lý này không thể chuẩn đoán và chữa trị tại nhà được. Do vậy, nếu như bạn đã áp dụng các biện pháp chữa trị đái dầm trẻ em ở nhà bên trên mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hãy cho bé 7 8 10 tuổi đi khám tại các cơ sở y tế. Ở đó, bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi xung quanh tiền sử bệnh đái dầm của bé. Để buổi thăm khám diễn ra xuông sẻ, bạn hãy chuẩn bị trước một số thông tin. Xem chi tiết: Thuốc khám bệnh viện chữa trị đái dầm khi ngủ cho trẻ em.

Cẩm nang cho mẹ và bé

Đồ chơi trẻ em MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận