Mẹo nhổ răng sữa cho bé đúng cách, làm sao để bé thay răng đẹp ?

Hầu hết ba mẹ trẻ đều bị lúng túng trong lần đầu nhổ răng cho bé. Cùng với thông tin trái chiều xoay quanh câu hỏi có nên tự nhổ răng cho bé tại nhà hay không. Trường hợp nào thì phải đưa bé đến các cơ sở nha khoa. Hiểu được nỗi niềm đó, MySun xin chia sẻ các mẹo nhổ răng sữa cho trẻ em bé đúng cách, an toàn nhất tại nhà. Đồng thời hướng dẫn ba mẹ làm sao để bé thay răng đều đẹp.   

Khi nào nên nhổ răng sữa cho em bé tại nhà.

Thông tin trên mạng đang có 2 luồng ý kiến trái chiều xoay quanh chủ đề ba mẹ có nên tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà hay không ? Một chiều ý kiến phê phán việc tự nhổ răng cho trẻ tại nhà chứa nhiều rủi ro, không an toàn. Thao tác nhổ răng không đúng cách sẽ vô tình gây ra tổn thương lợi, gây tâm lý sợ hãi cho bé. Tuy nhiên thực tế không phải gia đình nào cũng có điều kiện để cho bé nhổ răng thường xuyên tại phòng khám nha khoa.

khi ở độ tuổi nào bé thay răng sữa

Vậy làm sao để bé thay răng đẹp ? Quan điểm của MySun là không nên quá cứng nhắc để áp dụng một phương pháp duy nhất. Khi được trang bị kiến thức mẹo đúng cách, ba mẹ hoàn toàn tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, gia đình bắt buộc phải cho bé đến phòng khám nha khoa để nhổ răng an toàn.

Trường hợp ba mẹ tự nhổ răng sữa cho em bé tại nhà an toàn.

Thông thường, gia đình hoàn toàn tự nhổ răng sữa cho bé an toàn tại nhà rất dễ dàng. Khi đến độ tuổi thích hợp, răng vĩnh viễn mọc chồi lên, gây áp lực làm tiêu chân răng sữa. Lúc đó, phần nướu dần tách khỏi răng sữa, làm lung lay. Có thể bật chợt trong bữa cơm, hay lúc trẻ vui đùa, răng sữa sẽ tự động rơi ra mà chẳng cần đến ba mẹ phải can thiệp nhổ.

trẻ em bé độ mấy tuổi thay răng sữa mysun

Trong số 20 răng sữa thì có 16 răng một chân và chỉ 4 răng hàm là có 2 chân. Các răng sữa 1 chân sẽ dễ dàng nhổ bỏ tại nhà hơn là răng hàm 2 chân. Quá trình mọc răng kéo dài từ lúc bé được 5 tuổi cho đến khi 13 tuổi. Để tiện cho theo dõi thời điểm thay răng, mời ba mẹ xem bài viết: Trẻ em độ mấy tuổi thay răng sữa ?

Trường hợp bắt buộc cho trẻ đến cơ sở nha khoa để nhổ răng.

làm sao để bé thay răng đẹp mysun
  • Chân răng bị viêm nhiễm nha chu, gây tụt nướu… thể nặng, dù đã chữa trị nhiều lần nhưng không có tác dụng. Lúc này bắt buộc phải thăm khám nha khoa để tư vấn nhổ bỏ. Tránh tình trạng viêm ăn sâu tới răng vĩnh viễn.
  • Khi đến độ tuổi thay răng sữa nhưng chân răng không bị tiêu, không có dấu hiệu lung lay. Rất có thể ngay từ đầu mầm răng vĩnh viễn đã không đúng vị trí của răng sữa. Hoặc do răng sữa còn quá tốt buộc răng vĩnh viễn phải mọc chệch sang chỗ khác. Dù là lý do gì thì cũng phải sớm nhổ bỏ răng sữa sớm để định hướng răng vĩnh viễn về đúng vị trí của nó.
  • Trường hợp răng bị sâu nặng đến tủy, vỡ mẻ chỉ còn chân… thì cần phải can thiệp từ bác sĩ nha khoa. Khi này, răng sữa không còn tác dụng gì, để lâu sẽ lây sang các răng bên cạnh.
  • Các răng hàm sữa có 2 chân nên ba mẹ tự nhổ cho bé sẽ khó khăn và rủi ro. Vậy nên MySun khuyến nghị ba mẹ nên cho trẻ bé đến cơ sở nha khoa để nhổ răng hàm sữa số 6, 7. 

Mẹo nhổ răng sữa cho trẻ em bé tại nhà đúng cách.

Ba mẹ chắc chắn rằng răng sữa khỏe mạnh, lung lay tự nhiên và răng vĩnh viễn phát triển bình thường. Khi đó, ba mẹ tự tin nhổ răng sữa cho trẻ bé một cách bình thường. MySun chia thành 3 giai đoạn là trước, trong và sau.

Giai đoạn 1: chuẩn bị trước khi nhổ răng sữa cho em bé tại nhà đúng cách.

Nhận thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay và không phát hiện hiện tượng bất thường từ răng vĩnh viễn. Ba mẹ sẵn sàng tâm lý và tác động sớm để quá trình nhổ răng sữa diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số công việc cần chuẩn bị và thực hiện 1 tuần trước khi nhổ răng:

mẹo nhổ răng cho em bé
  • Đảm bảo vệ sinh chải răng lợi thật kỹ càng hơn bình thường. Sau khi đánh răng xong, ba mẹ cho bé xúc miệng bằng nước muối hoặc nước chuyên dụng pha loãng.
  • Dạy cho bé sử dụng lưỡi hoặc tay lung lay cho phần nướu tách khỏi chân răng. Nếu trẻ còn quá nhỏ và vụng về, mẹ hãy tự làm thay cho bé. Hãy tập đều đặn 10 – 15 phút mỗi ngày. Và nhớ vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi cho tay vào miệng trẻ.
  • Dấu hiệu trẻ thay răng là phần nướu lợi có hiện tượng sưng tấy. Vậy nên gia đình cần chú ý nấu các món ít cay, ít chua để làm lợi dịu bớt sưng. Độ thô của thức ăn vẫn giữ như ngày thường. Vì thông qua động tác nhai, răng sữa sẽ được tự lung lay.

Giai đoạn 2: mẹo nhổ răng sữa cho em bé tại nhà không đau, ít chảy máu.

Trước 1 tuần nếu được chuẩn bị tốt thì quá trình nhổ răng sữa diễn ra an toàn và nhanh chóng. Rất có thể răng sữa sẽ tự động rơi ra mà chẳng cần ba mẹ can thiệp nhổ cho trẻ. Khi chân răng đã tách gần như hoàn toàn với lợi, lung lay như sắp rụng là lúc ba mẹ nhổ được rồi. Mẹo nhổ răng tại nhà cho bé đúng cách không đau, ít chảy máu như sau:

mẹo nhổ răng sữa cho trẻ em bé đúng cách
  • Vệ sinh răng cho bé sạch sẽ trước khi nhổ. Đồng thời rửa tay sạch bằng xà phòng thật kỹ, lau khô mới được đưa tay vào miệng bé.
  • Khuyến khích bé dùng tay hoặc lưỡi lung lay, vặn răng mạnh hơn bình thường. Để bé tự làm sẽ giảm thiểu tâm lý căng thẳng, phù hợp nhịp điệu của trẻ.
  • Dù thành công hay không đều khiến bé bị đau, có thể chảy máu. Khi này, ba mẹ phải bình tĩnh coi như điều bình thường.
  • Ba mẹ dùng bông gòn cầm chắc lấy thân răng sữa. Thử nhẹ nhàng vài lần thăm dò trước khi vặn xoắn dứt khoát, răng sẽ rơi ra.
  • Giữ miếng bông gòn cầm máu trong khoảng 5 phút. Kiểm tra thật kỹ vết nướu xem còn sót lại chân răng không.
có nên nhổ răng sữa cho trẻ em bé bằng chỉ không ?

MySun khuyến nghị nên dùng động tác vặn xoắn bằng tay thay vì buộc chỉ để nhổ răng như truyền thống. Vì khi buộc chỉ vào răng, chúng ta thường xu hướng tạo lực theo phương ngang. Do đó chân răng dễ bị gãy, còn sót lại ở nướu chứ không nhổ triệt để. Nếu còn sót lại chân răng sâu trong nướu, hay răng quá chắc không nhổ được, bắt buộc phải đưa bé đến bác sĩ để can thiệp.

Giai đoạn 3: chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà đúng cách.

Sau nhổ răng, ít nhiều phần lợi của em bé cũng đã bị tổn thương cần thời gian bình phục. Nếu sơ ý, vết thương dễ bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng vĩnh viễn. Do đó, vệ sinh lợi tại vết chân răng vừa nhổ cho chóng lành là ưu tiên hàng đầu:

cách nhổ răng sữa cho bé ở đâu
  • Giáo dục cho trẻ tuyệt đối không được đưa tay, vật lạ vào vết răng vừa nhổ. Khi ăn, cũng hạn chế để thức ăn cứng nhai phải vị trí đó.
  • Vệ sinh răng thường xuyên, đúng cách. Khi phần lợi vừa nhổ răng còn chưa lành, không nên dùng bàn chải cọ qua vị trí đó. Tốt nhất là sau khi đánh răng xong, nên dùng thêm nước xúc miệng pha loãng cho bé.
  • Thực đơn bữa ăn cần thay đổi giảm độ cay chua trong món ăn để làm dịu phần lợi. Mẹ nên nấu thêm các món mềm vừa phải, dễ ăn và giàu dinh dưỡng cho bé.

Thông thường, chỉ sau từ 1 – 2 tuần là vết thương sẽ lành. Răng vĩnh viễn sau khi không còn cản trở sẽ nhanh chóng mọc đúng vị trí thay thế răng sữa. Tuy vậy, làm sao để bé thay răng đẹp không mang tính thời điểm mà là quá trình lâu dài trong nhiều năm.

Làm sao để bé thay răng đều đẹp ?

Người xưa đúc kết tiêu chuẩn cái đẹp của một người thông qua câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người”. Không chỉ nét thẩm mỹ bên ngoài, răng đẹp còn tạo ấn tượng thiện cảm về tính cách một người. Gia đình phải đặc biệt theo dõi sát sao vì răng vĩnh viễn sẽ đi theo bé cả cuộc đời. Làm sao để bé thay răng đẹp vẫn là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Các bệnh lý về răng thường gặp ở trẻ em.

Các bệnh về răng miệng của em bé cần được phát hiện và chữa trị từ sớm. Tránh để tình trạng kéo dài dẫn tới mãn tính hay tổn thương cho răng lợi không thể phục hồi. Đơn cử như các khuyết điểm về vị trí mọc răng như hô – vổ, móm, răng không đều… Nếu sớm được uốn nắn về đúng vị trí sẽ đỡ tốn công sức, đạt hiệu quả cao hơn.

trẻ em bé bị sâu sún răng

Tổng thể trong hàm răng của trẻ cần chú ý đến men răng, nướu lợi và vị trí mọc răng. Các bệnh lý phổ biến về răng miệng ở trẻ em cũng chỉ xoay quanh 3 yếu tố:

  • Sai vị trí: răng hô, móm, mọc lệch không đều.
  • Men răng: răng bị sâu, sún, vàng do kháng sinh.
  • Nướu lợi: tụt nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng.

Nguyên nhân của các bệnh lý về răng miệng.

Để trả lời câu hỏi làm sao để bé thay răng đẹp, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân các bệnh lý răng miệng. Hàm răng của trẻ được thừa hưởng gen di truyền, có nhiều nét tương đồng giống bố và mẹ. Nghĩa là nếu bố mẹ có khuyết điểm về răng thì khả năng cao con cái cũng dễ lặp lại tương tự. Đây là một dấu hiệu dự báo sớm mà gia đình cần lưu tâm.

Các bệnh lý liên quan đến men răng, viêm nướu lợi có nguyên nhân là do quá trình vệ sinh răng miệng kém. Lựa chọn bàn chải, thao tác chải răng sai cách sẽ không loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa ở chân răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây sâu răng. Các thực phẩm thiếu lành mạnh như đồ ngọt, nước uống có gas chứa nhiều axit, tác nhân chính bào mòn men răng.

Nhổ răng sữa sai cách, không đúng thời điểm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến cho hàm răng bé mọc không đều đẹp. Răng sữa đóng vai trò giữ chỗ và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Nếu răng sữa bị gãy hay rụng quá sớm, dưới sức ép của các răng còn lại, khoảng trống đó dần bị thu hẹp và không còn đủ chỗ cho cho răng vĩnh viễn. Ngược lại, nếu răng sữa quá chắc không rụng, răng vĩnh viễn buộc phải mọc lệch khỏi vị trí.

Phải làm sao để em bé thay hàm răng đều đẹp ?

Làm sao để bé thay răng đẹp đều, ba mẹ phải coi đó như một mục tiêu lâu dài trong việc nuôi dạy trẻ. MySun vẫn luôn đề cao các giải pháp phòng bệnh răng miệng từ sớm hơn là chữa trị. Chúng tôi khuyến nghị ba mẹ thực hiện 4 biện pháp sau đây:

1. Khám định kỳ răng miệng.

Khám răng định kỳ là phương pháp phát hiện tốt nhất những khuyết điểm về răng miệng cho bé. Thông thường, lịch khám răng đối với trẻ có thể từ 1 – 2 lần / năm. Hãy coi việc khám răng định kỳ như một chuyến đi vui vẻ. Ba mẹ tâm lý hãy luôn tặng một phần quà nho nhỏ khích lệ tinh thần bé.

2. Giáo dục làm gương cho bé.

Ba mẹ hãy là hình mẫu lý tưởng về chăm sóc răng miệng cho bé học theo mỗi ngày. Hãy cùng bé vệ sinh răng cùng thời điểm trong ngày, tạo không khí vui vẻ, tán dương. Từ đó bé được xây dựng ý thức tự giác và rèn luyện kỹ năng vệ sinh cá nhân ngay từ nhỏ.

3. Chế độ ăn uống lành mạnh.

Các đồ ăn ngọt, nước uống có gas là kẻ thủ của răng miệng. Chế độ ăn nhiều đường bào mòn men răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng. Ba mẹ nên giao dục cho con hiểu tác hại, tự kiềm chế bản thân. Không nên ăn thức ăn ngọt vào buổi tối sau khi đánh răng là thói quen phải rèn luyện. Cùng với đó, nên bổ sung các món ăn giàu canxi như sữa, phomai để cho răng chắc khỏe.

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách.

Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ ADA khuyến nghị trẻ em nên người lớn nên đánh răng tối thiểu 2 lần / ngày, mỗi lần từ 2 – 3 phút. Hãy hình thành cho bé thói quen vệ sinh răng ngay từ khi lên 3 tuổi. Ba mẹ hướng dẫn cho bé lấy lượng vừa đủ kem, chải răng đúng cách, biết súc miệng nhổ ra ngoài chứ không nuốt vào. Đồng thời sử dụng kết hợp thêm với nước súc miệng dành riêng cho bé.

cách tập cho trẻ em bé vệ sinh đánh răng bằng bàn chải và kem

Thực tế hiện nay, ngay cả ba mẹ vẫn mắc phải sai lầm cơ bản khi vệ sinh răng miệng. Thao tác đánh răng đúng cách tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng làm đúng. Hay như thói quen sử dụng tăm sau bữa ăn cần phải loại bỏ vì gây tổn thương lợi. Bạn đọc tham khảo bài viết: Hướng dẫn vệ sinh đánh răng đúng cách.  

Chắc hẳn giờ đây ba mẹ đã không còn băn khoăn làm sao để bé thay răng đẹp nữa. Khi áp dụng các mẹo trước, trong và sau khi nhổ răng cho em bé đúng cách sẽ hạn chế tối đa những phát sinh không mong muốn. MySun khuyến nghị ba mẹ vẫn nên đưa con thăm khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặc để được tư vấn cụ thể.

Cẩm nang hữu ích mẹ và bé

Siêu thị đồ mẹ và bé MySun

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận