Cách giữ ấm cho bé ban đêm, trẻ sơ sinh vào mùa đông.

Mùa đông đã đến rồi và không ai muốn ra khỏi nhà trong tiết trời giá rét cả. Tuy nhiên, không khí trong lành và ánh nắng tự nhiên góp phần quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Cơ thẻ em bé khó duy trì sự cân bằng nhiệt hơn so với người lớn. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông, nhất là ban đêm phải đảm bảo thông thoáng để em bé cử động và hô hấp một cách thoải mái. Nếu mặc quần áo quá nhiều khiến bé bắt đầu cảm thấy nóng. MySun xin chia sẻ một số cách tuyệt vời giúp bé yêu luôn ấm áp trong mùa đông nhé.

Giữ ấm cho em bé vào ban đêm khi ngủ đúng cách.

Không giống như người lớn, em bé dưới 2 tuổi ít có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt. Khi bắt đầu mùa đông, bạn sẽ nhận thấy bàn tay và chân của em bé lạnh như thế nào. Ngay lập tức muốn giữ ấm cho bé bằng cách mặc thật nhiều lớp quần áo, nhất là ban đêm.

cách giữ ấm cho trẻ bé sơ sinh vào ban đêm khi ngủ nằm điều hòa

Điều này vô tình gây cản trở cho quá trình hô hấp, vận động, trao đổi chất của trẻ sơ sinh khi đang ngủ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc thêm nhiều lớp quần áo sẽ làm tăng nguy cơ dẫn tới Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Vậy nên giữ ấm đúng cách cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, nhất là ban đêm khi bé ngủ là rất quan trọng. Nhằm giảm thiểu các tai nạn không muốn, mời ba mẹ tham khảo một số lưu ý sau:

6 cách giữ ấm cho em bé vào ban đêm mùa đông:

  1. Cách tốt nhất là duy trì nhiệt độ phòng trong phạm vi lý tưởng cho trẻ sơ sinh từ 24 – 28 độ C thông qua máy điều hòa 2 chiều hay đèn sưởi. Tuy vậy, không phải gia đình Việt nào cũng có điều kiện để mua sẵm các thiết bị hiện đại. Bạn tham khảo tiếp các cách giữ ấm cho bé ban đêm tiếp theo nhé.
  2. Đóng cửa sổ nếu không khí ngoài quá lạnh và có gió thổi xuyên qua. Nhưng vẫn phải đảm bảo rằng phòng của bé vẫn được thoáng khí. Nếu phòng quá kín, không khí không được lưu thông tích tụ lâu ngày sẽ không tốt cho bé.
  3. Cho em bé mặc bộ đồ ngủ kín toàn thân để giữ ấm ngón chân và tay vào mùa đông. Mẹ bỉm cũng có thể thay thế bằng tất, găng tay cũng rất ấm. MySun khuyến nghị ba mẹ nên chọn mua đồ quần áo sơ sinh dệt từ 100% cotton.
  4. Tấm nệm giường vừa vặn, mềm mại trải lên giường sẽ ngăn không khí lạnh từ sàn thấm lên giường. Trên thị trường hiện nay có thêm dòng đệm sưởi tạo hơi ấm rất tiện lợi. Tuy nhiên, mẹ bỉm cần lựa chọn kỹ thương hiệu để đảm bảo an toàn. Đồng thời cân nhắc tác động của đồ điện khi tiếp xúc gần với trẻ sơ sinh.
  5. Bộ quần áo là chưa đủ, hãy quấn một chiếc chăn giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm. Chiếc chăn bông mềm mại là vật dụng không thể thiếu để giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông. Nếu sợ bé đạp tung chăn, mẹ có thể tham khảo túi ngủ tiện lợi cho bé.
  6. Da em bé mỏng manh và rất nhạy cảm với mùa đông. Mẹ bỉm sử dụng kem dưỡng ẩm để thoa lên da em bé trước khi ngủ. Để da em bé không bị khô và ngứa do mặc nhiều quần áo và thời tiết hanh khô.

An toàn khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm mùa đông.

Không trùm đầu trẻ sơ sinh khi ngủ trên giường hoặc bất cứ nơi nào trong nhà. Điều này có thể gây trạng thái quá nóng. Vì phần đầu của trẻ sơ sinh tạo ra lượng nhiệt lớn hơn nhiều so với các bộ phận khác của cơ thể.

Tùy thuộc vào nhiệt độ thực tế ngoài trời mà ba mẹ điều chỉnh cách giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào ban đêm mùa đông phù hợp. Không nên áp dụng tất cả các lưu ý trên nếu thời tiết không quá lạnh. Khi bé đã ngủ, hãy kiểm tra xem con có đổ mồ hôi, đỏ mặt hay thở gấp không. Nếu bé ra mồ hôi nhiều, hãy hạ nhiệt độ phòng xuống hoặc tháo bớt khăn, chăn quấn.

Tin tức liên quan:

Mặc quần áo giữ ấm cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời vào mùa đông.

Tình huống cả gia đình vẫn phải đi ra ngoài trong khi thời tiết lạnh giá. Bạn không biết liệu mặc quần áo như vậy đã đủ ấm ? Dưới đây là một số cách để giữ ấm cho trẻ sơ sinh khi ở ngoài trời mùa đông, nhất là những hôm trời gió mùa.

cách giữ ủ ấm cho trẻ em bé sơ sinh vào mùa đông hè ngoài trời

1. Giữ ấm hệ hô hấp: tai, mũi, họng.

Tai, mũi, họng là các bộ phận rất nhạy cảm, không chỉ với trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn. Ba mẹ phải chú ý giữ ấm tai, mũi, họng cho em bé khi đi ngoài trời vào mùa đông, tránh tiếp xúc trực tiếp với luồng gió lạnh. Thông qua các món đồ như khăn quàng cổ, mũ len chùm tai hay khẩu trang.  

2. Giữ ấm bàn tay, chân, lưng, bụng.

Các ngón tay, chân của trẻ sơ sinh bé xíu, ít mỡ nên khả năng giữ nhiệt là rất kém. Nên đeo găng tay và tất là cách giữ ấm hữu hiệu cho trẻ sơ sinh khi ra ngoài trời vào mùa đông. Ngoài ra, cũng tương tự như người lớn, nếu không giữ ấm tốt phần bụng sẽ làm cho bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ cũng nên chú ý tới lưng của bé có đổ mồ hôi do quá nóng và bức bí không nhé. Xem thêm: Trẻ ra nhiều mồ hôi ở đầu và lưng.

3. Giữ cho bé bằng nôi hoặc xe đẩy.

Mẹ không thể nào địu bé suốt ngày được. Nên mang theo xe đẩy hoặc nôi gấp gọn là vật dụng bắt buộc phải mang theo cùng em bé trong những chuyến đi xa. Các loại nôi và xe đẩy thường được thiết kế để cản gió và giữ ấm tuyệt vời cho trẻ sơ sinh. Nếu thời tiết không quá lạnh, mẹ bỉm nên bỏ bớt áo khoắc, mũ khi con nằm trong xe đẩy, nôi.

4. Mặc thêm 1 lớp áo khoắc ngoài.

Do khả năng cân bằng nhiệt độ cơ thể của trẻ không bằng người lớn. Nên mẹ hãy áp dụng nguyên tắc dễ nhớ là trẻ sơ sinh cần thêm một lớp quần áo giữ ấm so với người lớn khi đi ngoài trời. Mặc cho bé 1 – 2 lớp áo lót bên trong cotton 100% mềm mịn. Và khoắc ngoài là chiếc áo phao, bông thật ấm. Nhưng khi vào trong nhà với nhiệt độ ấm và kín gió hơn, hãy nhớ bỏ lớp áo khoắc ngoài. Để bé được thoải mái vận động và không bị quá nóng nhé.  

An toàn khi giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài mùa đông.

  • Luôn đảm bảo rằng bé được lau khô từ bên trong. Vì một chút hơi ẩm từ mồ hôi thấm vào quần áo có thể khiến bé bị hạ thân nhiệt. Ngay cả khi không khí bên ngoài đang > 20 độ C.
  • Để giữ ấm cho bé trong mùa đông, ghế ngồi ô tô hay đai xe máy cũng cần đáng quan tâm. Vì các loại vải cồng kềnh như áo khoác gây cản trở trong việc tạo độ ôm khít trên dây đai.
  • Nếu có dấu hiệu cảm lạnh, hãy kiểm tra xem quần áo có bị ẩm hay không. Lau khô người và thay cho bé bộ đồ mới. Đắp khăn ấm lên tai, mũi, miệng của trẻ.

Giữ cho da em bé không bị quá khô vào mùa đông.

Thời tiết lạnh, thiếu độ ẩm và không khí tuần hoàn đều có thể dẫn đến khô và ngứa da. Một số giải pháp phòng ngừa có thể giữ cho làn da của trẻ sạch sẽ và được dưỡng ẩm.

  • Mẹ có biết rằng nước cũng có thể làm khô da của bé ? Mẹ không phải tắm rửa sạch hàng ngày cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa đông. Nếu thời tiết lạnh, mẹ chỉ cần tắm cho con 2 – 3 lần / tuần. Dùng nước âm ấm (không quá nóng chỉ 36 – 39 độ C) và không để bé tắm quá lâu.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng xà phòng có thể gây dị ứng cho một số trẻ sơ sinh. Vì vậy, hãy cố gắng sử dụng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Luôn lau khô người sau khi tắm bằng khăn bông 100% cotton mềm. Các loại khăn tổng hợp có độ thô ráp nhiều hơn dễ gây tổn thương da. Dưỡng ẩm da cho bé sau mỗi lần tắm bằng kem dưỡng da dịu nhẹ.
  • Nếu phải ra ngoài, hãy thoa ít kem dưỡng ẩm không mùi lên mặt và môi của bé để bảo vệ bé khỏi những cơn gió lạnh khô hanh.

Sản phẩm gợi ý: Chậu tắm gấp gọn có nhiệt kế thông minh cho trẻ sơ sinh.

Sai lầm nên tránh khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh vào mùa đông.

Bé sơ sinh dễ bị nhiễm lạnh hơn nhưng chưa thể nói cho ba mẹ biết đang khó chịu ở đâu. Bạn phải đảm bảo rằng em bé luôn ấm áp và thoải mái. Dưới đây là một số sai lầm nên tránh khi giữ ấm cho trẻ sơ sinh trong mùa đông.

  • Không nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng và ngoài trời chênh lệch quá lớn. Dễ gây sốc nhiệt cho bé khi thay đổi môi trường đột ngột.
  • Việc quấn trẻ sơ sinh quá nhiều có thể cản trở quá trình hô hấp. Tránh sử dụng khăn quàng cổ quá dài và dày để quấn nhiều vòng quanh cổ của em bé.
  • Tránh đắp chăn dày nặng cho bé vì gây cản trở bé vận động, có thể dẫn đến ngạt thở. Vật liệu dệt chăn, ga nên là bông cotton tự nhiên vì sẽ không gây kích ứng da trẻ sơ sinh.
  • Không nên để em bé mặc áo khoác mùa đông rộng khi ngồi trên ghế ô tô hay đai xe máy. Vì áo phao có thể nén lại và để lại nhiều khoảng trống giữa em bé và dây đai. Điều này không đảm bảo an toàn nếu có tai nạn xảy ra.
  • Đảm bảo môi trường an toàn cho bé. Hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng máy sưởi, đèn sưởi hay nệm sưởi vì có thể gây bỏng lửa và ngộ độc khí carbon.

Khi đọc tới đây, chắc hẳn các mẹ đều đã biết cách giữ ấm cho em bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh vào mùa đông, ban đêm hay ra ngoài ngoài trời. Tránh việc mặc quá nhiều quần áo bức bí, cản trở quá trình hô hấp và vận động bình thường của trẻ. Kiểm tra lưng bé thường xuyên xem có quá nóng không. Vì mồ hôi thấm vào áo có thể làm cho bé bị cảm lạnh. Và đừng quên việc dưỡng ẩm cho da em bé, nhất là các vị trí nhạy cảm như môi và mũi nhé.

Cẩm nang sức khỏe cho bé:

Cửa hàng đồ chơi MySun:

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận