Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh – Viện Dinh Dưỡng

2 năm đầu đời là giai đoạn em bé phát triển nhanh nhất cả về chiều cao và cân nặng. Đây là 2 chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe cho bé. Do đó ba mẹ luôn phải theo dõi sát sao chiều cao cân nặng của trẻ theo từng tháng. Cùng tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn trung bình của trẻ sơ sinh Việt Nam theo số liệu cung cấp bởi Viện Dinh Dưỡng.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn trung bình trẻ sơ sinh của Viện Dinh Dưỡng

Có bao giờ ba mẹ tự đặt câu hỏi rằng thể trạng em bé nhà mình đang ở mức nào. Khi so với trung bình các bạn cùng lứa. Và liệu rằng con có đang bị suy dinh dưỡng, thấp còi hay thừa cân hay không ? Để cung cấp số liệu chính xác nhất, MySun xin dẫn Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn trung bình của Việt Nam mới nhất 2021 từ Viện Dinh Dưỡng.

bảng chiều cao cân nặng chuẩn trung bình của trẻ sơ sinh việt nam viện dinh dưỡng

Trên mạng hiện nay cung cấp thông tin từ nhiều nguồn không chính xác khiến cho ba mẹ hoang mang. Thể trạng của em bé Việt Nam nói riêng và ở các nước Đông Nam Á nói chung thường thấp nhẹ hơn so với trung bình của thế giới. Do vậy việc áp dụng bảng chiều cao cân nặng trung bình trẻ sơ sinh chuẩn của thế giới cho các bé tại Việt Nam là không chính xác. Ngược lại, nếu sử dụng số liệu quá cũ cũng sẽ gây nhầm lẫn. Vì trong 10 năm qua, nước ta đã đạt được thành công lớn trong việc cải thiện chiều cao cân nặng của trẻ em.

Bài liên quan: Bảng cân nặng chiều cao chuẩn của trẻ em (bé trai, bé gái) dưới 10 tuổi.

-2SD, +2SD trong bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh là gì ?

Dựa vào bảng cân nặng chiều cao chuẩn trẻ sơ sinh của Viện Dinh Dưỡng, chúng ta chú ý tới 3 chỉ số: -2SD, TB, +2SD. Cụ thể:

  • TB: chỉ số chiều cao hoặc cân nặng chuẩn trung bình của trẻ sinh tại Việt Nam. Đây cũng là mục tiêu mà ba mẹ đều muốn con mình hướng tới.   
  • – 2SD: chỉ số chiều cao thể thấp còi và cân nặng thể nhẹ cân trong bảng tiêu chuẩn trung bình của Viện Dinh Dưỡng. Mức -2SD chỉ tương ứng 80% so với cân nặng TB và 92% – 94% chiều cao TB tùy từng tháng tuổi.
  • +2SD: chỉ số chiều cao thể cao lớn và cân nặng thể thừa cân trong bảng tiêu chuẩn trung bình của Viện Dinh Dưỡng. Mức +2SD cũng tương ứng với 125% – 130% so với TB và 93 – 94% tùy từng tháng tuổi.

Quy cách đo chiều cao và cân nặng cho trẻ sơ sinh 0 – 3 tuổi chính xác.

Quy cách tính cân nặng cho trẻ em 0 – 2 tuổi.

Khi đo cân nặng, ba mẹ lưu ý cho bé mặc quần áo thật nhẹ ở mức tối thiểu. Các đồ dùng không cần thiết như áo khoác, dày dép, mũ phụ kiện phải bỏ ra ngoài. Do vậy, vào mua đông, không gian phòng cân phải kín gió, nhiệt độ ổn định đề phòng em bé bị cảm lạnh. Không nên đo cân khi bé vừa ăn xong vì sẽ gây sai lệch cân nặng ít nhiều. 

Có nhiều loại cân khác nhau để tính cân nặng cho trẻ như: cân điện tử, cân đồng hồ, cân lòng máng… Hầu như tất cả đều có độ nhạy tới 100 gram và rất chính xác. Ba mẹ vỗ về cho bé nằm yên để số đo cân nặng được ổn định ít nhất 5 giây. Nhìn thẳng đối diện để ghi nhận cân nặng chính xác nhất theo đơn vị 100 gram. Ví dụ là 8.9kg, 13.1kg… Hãy chắc chắn rằng kim chỉ khi chưa cân đang ở số 0 nhé.

Quy cách đo chiều cao cho trẻ em 0 – 2 tuổi.

Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, tư thế đứng chưa chuẩn xác. Vậy nên ba mẹ có thể đo chiều cao với tư thế nằm thẳng cũng được. Bạn sử dụng thước dây đo từ đỉnh đầu tới gót chân trẻ. Lưu ý, hãy tạo tâm lý thoải mái để bé duỗi thẳng chân và thả lỏng người. MySun bật mí các mẹ nên đo chiều cao lúc bé đang chìm sâu trong giấc ngủ nhé.

Còn với trẻ lớn hơn thì có thể đo chiều cao cho bé theo tư thế đứng thẳng người. Ba mẹ hỗ trợ giữ thẳng đầu, nhắc bé hướng mắt nhìn lên, 2 tay thả xuôi theo thân. Thước đo phải dán cố định vào tường theo phương thẳng đứng, vạch số 0cm phải sát với sàn nhà. Ba mẹ phải chắc chắn rằng bé đang đi chân không, đồng thời bỏ mũ nữa nhé.

Các loại thước đo chiều cao cho bé 0 – 2 tuổi.

Tương ứng với 2 tư thế đo nằm và đo đứng, trên thị trường cũng có 2 dòng sản phẩm là thước dây và thước dán tường. Nhược điểm lớn nhất của loại thước dán decal là khi bóc ra sẽ gây bong tróc bề mặt tường. Vậy nên ba mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định dán thước đo chiều cao dạng decal.

MySun hiện đang phân phối sản phẩm Thước vải canvas cán gỗ treo tường khắc phục được vấn đề trên. Các họa tiết có tính thẩm mỹ rất cao, tương tự như bức tranh trang trí trong nhà. Mực in sắt nét trên nền vải canvas dày, cao cấp không phai trong nhiều năm. Đặc biệt, thước vải treo tường MySun dùng để đo chiều cao cho trẻ sơ sinh theo tư thế nằm. Thay thế hoàn toàn các loại thước dây giá rẻ ngoài thị trường. Xem tại: Thước vải Canvas đo chiều cao 2m MySun

Trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân so với bảng chiều cao cân nặng của Viện Dinh Dưỡng ?

Khi so sánh với bảng cân nặng chiều cao chuẩn của Viện Dinh Dưỡng, chắc hẳn các mẹ đã biết được thể trạng của bé rồi đúng không. Nếu cân nặng và chiều cao đạt ngưỡng trên trung bình, MySun xin chúc mừng gia đình. Ba mẹ cũng không cần quá lo lắng khi phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ hay thừa cân. Hãy thử áp dụng một số phương pháp dưới đây để cải thiện chiều cao và cân nặng cho bé nhé.

Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh 0 – 2 tuổi.

  1. Di truyền: tất nhiên rồi, chiều cao và cân nặng của bé chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ba mẹ. Nghiên cứu từ Đại học Harvard Hoa Kỳ đã chỉ yếu tố gen di truyền chiếm 23.2% đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra các thế hệ sau này thường cao lớn hơn bố mẹ. Nguyên nhân chỉ ra là do sự tiến hóa không ngừng của loài người, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ hơn. 
  2. Bệnh lý: hầu hết các bệnh lý đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thể trạng của bé. Ví dụ như các bệnh đường tiêu hóa khiến cho khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị hạn chế, làm cho bé bị thấp còi. Trẻ em sinh non, mắc bệnh thiếu máu, bị down… cũng chậm phát triển hơn các bé cùng lứa.
  3. Dinh dưỡng: là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới cân nặng và chiều cao của trẻ. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp ăn dặm truyền thống là hướng tới thực đơn thật nhiều chất. Và “nhiều chất” ở đây thường là tinh bột và protein, dẫn tới bé bị thừa cân. Đồng thời bị thiếu các loại vitamin khoáng chất cần thiết. Với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay BLW, mục tiêu cốt lõi là cân bằng 3 nhóm chất. Đó là Tinh bột, Đạm protein, Vitamin – khoáng chất. Xem chi tiết tại: So sánh thực đơn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, BLW, truyền thống.
  4. Sinh hoạt: đây có lẽ là yếu tố ít được ba mẹ quan tâm nhất. Em bé được nuôi dạy theo chế độ sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đủ giấc đúng bữa thì chiều cao và cân nặng sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, môi trường của bé khuyến khích vận động cũng kích thích tăng chiều cao, mau lớn và giảm tỷ lệ béo phì.

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh so với bảng chiều cao cân nặng chuẩn.

Trẻ bị suy dinh dưỡng tồn tại ở 2 thể là thấp còi và nhẹ cân. Nếu cả chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh đều chỉ ở mức -2SD theo bảng tiêu chuẩn Viện Dinh Dưỡng thì bắt buộc phải đi khám chuyên khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân do đâu. Từ đó tìm cách điều trị sớm cho bé.

Ba mẹ theo dõi xem bé có vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, bị giun… Đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng đủ 3 nhóm chất, nấu đồ ăn đặc hơn bình thường. Nếu có dấu hiệu bỏ ăn, hãy chia nhỏ thêm nhiều bữa phụ để trẻ đỡ chán. Ví dụ như một ly sữa, quả chuối, ít loại hạt ngũ cốc…

Tham khảo cách giúp bé tăng cân tại bài viết:  Trẻ suy dinh dưỡng phải làm sao ?   

Khắc phục tình trạng thừa cân của trẻ sơ sinh so với bảng chiều cao cân nặng trung bình.

Đa phần các bé bị thừa cân có nguyên nhân do thiếu hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng thừa năng lượng. Một số ít trường hợp trẻ béo phì bởi bệnh lý rối loạn hormone. Yếu tố di truyền cũng tác động một phần, nhưng không đáng kể. Do vậy, phương pháp tốt để điều trị bệnh béo phì là đẩy mạnh các hoạt động thể chất trong một ngày của bé.

Đồng thời điều chỉnh lại cơ cấu thực đơn các bữa ăn theo hướng giảm tinh bột, chất béo và tăng cường nhóm vitamin khoáng chất. Hãy hạn chế cho bé ăn thêm các bữa phụ ngoài bữa chính. Kết hợp đồng thời 2 phương pháp trên, MySun tin rằng trẻ sẽ sớm lấy lại được thể trạng tiêu chuẩn theo bảng chiều cao cân nặng trung bình của Viện Dinh Dưỡng.

Thực trạng hiện nay, nhiều gia đình còn giữ tư tưởng nuôi con càng béo nặng cân thì càng tốt. Từ đó vô tình làm cho bé bị thừa cân, giảm khả năng vận động. Từ đó dễ mắc phải nhiều bệnh khác. Mỗi gia đình cần ý thức rõ ràng các nguy hại của bệnh béo phì đối với trẻ nhỏ. Từ đó có hành động quyết liệt trong việc bảo vệ sức khỏe của bé. Xem thêm: Trẻ béo phì thừa cân phải làm sao ?

Cẩm nang sức khỏe cho em bé.

Siêu thị đồ chơi trẻ em MySun.

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận