Những bước đi tập tễnh đầu tiên đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự phát triển của bé. Để tự bước đi được, bé con đã phải tập luyện chuẩn bị trong suốt một năm, từ khi vừa sinh ra. Để có thể thành thạo lần lược từng kỹ năng từ cơ bản đến khó khăn hơn như lẫy – lật, ngồi, trườn – bò, đứng. Bài viết này, MySun giải đáp thắc mắc “trẻ chậm nhất mấy tháng biết đi” và chia sẻ cách cho em bé tập đi an toàn.
Trẻ em bé mấy tháng biết đi ?
Tập đi là một quá trình kéo dài mấy tháng kể từ trẻ chào đời cho đến khi em bé tự đặt bước đi tập tễnh đầu tiên. Đó là kỹ năng khó khăn nhất, đòi hỏi các khối cơ, đặc biệt phần chân đủ cứng cáp để chống đỡ được trọng lượng toàn cơ thể. Đồng thời, các bộ phận phải biết phối hợp vận động nhịp nhàng với nhau để giữ thăng bằng. Với từng giai đoạn trước đó, MySun đã có bài viết chia sẻ cụ thể, mời mẹ bỉm xem tại:
- Quá trình phát triển của trẻ qua các giai đoạn: lẫy, ngồi, bò, đứng, đi.
- Trẻ em mấy tháng biết ngồi, tập cho bé 6 – 8 tháng chưa biết ngồi
- Trẻ mấy tháng biết tập đứng, 12 tháng chưa đứng có bị sao không ?
Khi vừa biết đứng vững cũng là thời điểm bé bắt đầu tập đi. Tất cả được chia thành 3 giai đoạn: 12 – 18 tháng, 16 – 24 tháng, 25 – 36 tháng. Trải qua mỗi giai đoạn, kỹ năng đi của bé được cải thiện dần dần.
Em bé tập biết đi từ 12 – 16 mấy tháng tuổi
Thông thường, trẻ bắt đầu biết tập biết tập đi những bước đầu tiên vào khoảng 12 tháng, tức em bé tròn 1 tuổi. Có một số trẻ do quá trình học kỹ năng ngồi đứng… trước đó muộn nên tập đi cũng chậm hơn. Ba mẹ cũng không phải quá lo lắng, vì việc muộn một vài tháng là điều bình thường. Không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ em sau này.
Mấy tháng đầu, trẻ tự đứng thăng bằng mà không cân bám vịn gì, nhưng em bé chưa biết tự tập bước đi một mình. Nếu không có thứ gì để bám vịn, bé bị đổ người về phía trước và dùng 2 tay để đỡ. Ba mẹ mua cho bé xe đẩy tập đi có thiết kế chắc chắn để bé bám. Sau vài tháng, số lần vấp ngã ít dần, bé đã tự tin tự bước mà chẳng cần phải bám vào vật gì nữa. Ba mẹ phải luôn canh chừng bé mọi lúc, mọi nơi. Cố gắng tạo môi trường vận động an toàn, loại bỏ các rủi ro có nguy cơ gây chấn thương cho trẻ.
Em bé tập biết đi từ 16 – 24 mấy tháng tuổi
Khi em bé bước sang độ tuổi từ 19 – 24 tháng, có thể coi là trẻ đã biết đi tương đối thành thạo. Dáng đi của bé đã vững chắc và thăng bằng hơn trước. Lúc này, bé bắt đầu biết sử dụng gót chân khi đi để đỡ phần lớn trọng lượng cơ thể. Thay vì dồn nhiều vào ngón chân để đi kiểu kiễng chân ngả người về phía trước. Con thoải mái đi lại và được giải phóng hoàn toàn đôi tay.
Nếu chỉ đi bộ thông thường, ba mẹ sẽ rất hiếm khi thấy con bị ngã. Hình ảnh thường thấy là bé cầm trên tay vài món đồ chơi và di chuyển khắp nhà. Đây là bước đệm quan trọng để bé tập chạy, nhảy, leo trèo. Và ba mẹ sẽ phải dần từ bỏ thói quên bế con vào lòng. Hãy để cho bé được tự đi bằng đôi chân của mình. Và học cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã.
Trẻ em tập biết đi từ 24 – 36 mấy tháng tuổi
Trong mấy tháng 24 – 36 (2 – 3 tuổi) là giai đoạn trẻ em bé biết hoàn thiện kỹ năng đi ở mức độ khó nhất. Ba mẹ thấy bé đã có thể tham gia vào những trò chơi vận động cường độ cao. Ví dụ như chạy nhảy, đuổi bắt, leo trèo, sút bóng… cùng với bạn bè. Bé đã biết thế nào là vận động quá sức, biết ngã đau để điều chỉnh hành vi.
Nếu như mấy tháng trước, ba mẹ chỉ cần dọn dẹp môi trường vận động thông thoáng. Thì trong giai đoạn này, mức độ an toàn phải ở mức độ cao hơn. Bé rất thích leo trèo nhưng lại chưa ý thức được sự nguy hiểm. Trong suy nghĩ ngây thơ của bé luôn thôi thúc được vượt qua những rào cản để khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Không chỉ canh chừng, ba mẹ phải giáo dục trước cho bé hiểu. Gia đình nên rào chắn lại toàn bộ cửa sổ, ban công, cầu thang.
Vậy trẻ chậm nhất mấy tháng biết đi ?
Không có con số chính xác để trả lời cho câu hỏi “trẻ chậm nhất mấy tháng biết đi”. Điều đó phụ thuộc vào cả cơ địa trẻ, nhóm dân tộc và môi trường nuôi dưỡng của cha mẹ. Một ví dụ là người Ache sinh sống tại vùng rừng mưa Amazon có quan niệm rằng môi trường tự nhiên quá nguy hiểm với em bé. Do đó trẻ em luôn được bế và không có cơ hội tập đi cho đến 2 tuổi.
Đây là một ví dụ cho môi trường nuôi dạy cực đoan xuất phát từ quan niệm sai lầm của cha mẹ. Tại Việt Nam, vẫn còn tồn tại không ít kinh nghiệm nuôi dạy trẻ sai lầm. Như trong việc tập đi, đã có nhiều tranh luận rằng nên hay cho bé sử dụng xe tròn tập đi hay không ? Xuất phát từ tình thương quá mức mà gia đình lại bó hẹp con mình trong môi trường ít va chạm. Em bé lớn lên mà thiếu đi trải nghiệm, lâu dần hình thành tâm lý nhút nhác, ỷ lại vào người khác.
Ngoài ra, trẻ chậm biết đi cũng có thể do thể trạng của bé. Các bé sinh thiếu tháng, béo phì hay bị bệnh lý, chậm phát triển có tỷ lệ biết đi chậm hơn bình thường. Nếu như môi trường nuôi dạy gia đình hoàn toàn bình thường mà sau 12 tháng bé chưa thể đứng dù được bố mẹ đỡ. Hay 18 tháng tuổi chưa thực hiện được bước đi đầu tiên thì nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa nhi.
Mẹ bỉm xem bài viết liên quan:
- Có nên dùng xe tròn tập đi không, bé mấy tháng tuổi thì cho ngồi được ?
- Phương pháp ăn dặm truyền thống là gì ? ưu nhược điểm so với kiểu Nhật, BLW.
Tập cho em bé chậm biết đi đúng cách.
Em bé hầu như có thể tự học cách tập đi, biết đứng dậy sau mỗi lần ngã đau. Tuy vậy, ba mẹ vẫn nên hỗ trợ cho bé tập trong giai đoạn đầu tiên, nhất là với trẻ chậm biết đi. Để quá trình này diễn ra thuận lợi và an toàn.
Tập cho em bé chậm biết đi ĐÚNG CÁCH:
- Dành lời khen ngợi. Mỗi khi bé học được kỹ năng khó hơn, hãy vỗ tay, mỉn cười khen ngợi bé. Ba mẹ dang tay rộng để sẵn sàng ôm khi bé đi tới. Chắc chắn bé sẽ cảm nhận được cử chỉ động viên để càng quyết tâm tập đi hơn.
- An ủi khi vấp ngã. Bé cảm thấy bị tủi thân, thất vọng tràn trề mỗi lần vấp ngã. Hãy luôn bên cạnh để an ủi, xoa dịu nỗi đau khi bé vấp ngã. Tuy vậy, đừng nhầm lẫn hành động này với cách giáo dục “đánh chừa” như kiểu truyền thống. Hãy để bé hiểu rằng vấp ngã là do bản thân tự gây ra và phải đứng dậy đi tiếp. Thay vì thói quen đổ lỗi, ăn vạ mọi người xung quanh.
- Tạo thử thách mới. Khi đã thành thạo khả năng đi trên bề mặt phẳng, hãy dành cho bé những thử thách khó hơn. Ví dụ như tự leo trèo lên ghế sofa, giường, cầu thang… Tất nhiên, không được cho bé tự tập một mình mà phải luôn có cha mẹ bên cạnh.
Tập cho trẻ em chậm biết đi SAI CÁCH:
- Sử dụng xe tập đi tròn. Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không cho bé sử dụng xe tập đi. MySun chỉ xin dẫn lại khuyến cáo của viện nhi khoa Hoa Kỳ (AAP). Đó là việc trẻ ngồi trên xe tròn tập đi sẽ cản trở sự phát triển của nhóm cơ đùi. Trẻ sẽ bị chậm biết đi cũng như em bé không biết ngã đúng cách.
- Dạy bé tập đi quá sớm. Nhiều ba mẹ không ý thức được cơ thể của trẻ đã sẵn sàng cho việc tập đi hay chưa ? Việc thúc ép tập đi trong khi bé đứng còn chưa vững tạo ra trải nghiệm xấu trong tâm trí trẻ. Chưa kể những rủi ro về chấn thương có thể xảy ra.
- Cho bé đeo giày từ sớm. MySun khuyến cáo không nên cho mang giày, dép khi mà trẻ chưa biết đi vững. Chỉ trừ trường hợp bắt buộc trẻ phải bước đi trên bề mặt gồ ghề, lạnh, bẩn. Hãy để bé cảm nhận được các bề mặt khác nhau một cách chân thật. Bé cũng sẽ học được cách giữ thăng bằng tốt hơn khi tập đi bằng chân trần.
MySun hy vọng bài viết này đã trang bị cho bạn đọc đầy đủ các kiến thức cần thiết. Từ cách dạy cho bé tập đi an toàn, lưu ý những sai lầm thường mắc phải. Ba mẹ cũng có thể tự theo dõi từng giai đoạn của trẻ để biết được em bé nhà bạn mấy tháng biết đi, có bị chậm không. Cảm ơn bạn đọc đã luôn ủng hộ MySun!
Cẩm nang hữu ích mẹ và bé.
- 9 Bí quyết giữ lửa hạnh phúc hôn nhân gia đình.
- Cách chữa trị đái dầm ban đêm cho bé 3 4 7 10 tuổi
- 50 loại thực phẩm bổ sung giàu canxi cho bé ăn dặm
Siêu thị đồ chơi trẻ em MySun
-
Bình tập uống nước có ống hút nước cho trẻ em bé đi học119.000 ₫ – 135.000 ₫
-
Bộ dụng cụ thìa muỗng, dĩa, đũa tập gắp ăn dặm xỏ ngón kiểu Nhật cho trẻ em bé MySun125.000 ₫
-
Túi xách đựng đồ cho mẹ và em bé treo xe đẩy khi đi ra ngoài MySunOriginal price was: 155.000 ₫.145.000 ₫Current price is: 145.000 ₫.
-
Địu điệu vải ngồi 4 tư thế đa năng cho trẻ e bé sơ sinh ngồi đi xe máy MySun155.000 ₫ – 169.000 ₫