Giải pháp khi bé đói, thức nhưng trẻ không chịu bú bình, làm cách nào ?

Làm cách nào để bé chịu bú bình, nhưng cả lúc trẻ đói, khi thức hay vào ban đêm cũng không phải là việc dễ dàng cho mẹ. Con tỏ ra không chịu hợp tác, quấy khóc, quay đầu đi, nôn ẹo sữa ra ngoài. Đó là những dấu hiệu rõ ràng nhất rằng trẻ đang cảm thấy không thoải mái. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Cùng MySun tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khi bé sơ sinh không chịu bú bình.

Làm cách nào để nhận biết trẻ bé không chịu bú bình ?

Em bé sơ sinh không chịu bú bình dù trẻ có đang đói, khi thức xuất hiện tương đối phổ biến. Và đó không phải là hiện tượng đáng báo động và thường gặp ở các bé 3 – 5 tháng tuổi. Khi bé mới tập làm quen với bú bình đúng cách. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi sát sao, không để tình trạng kéo dài quá lâu. Sau đây là 10 dấu hiệu cho thấy bé sơ sinh không chịu bú bình.

trẻ bé đói nhưng không chịu bú bình vào ban đêm
  • Bé bắt đầu khóc khi mẹ đưa núm sữa lại gần miệng. Đôi khi bé phản xạ khó chịu khi thấy mẹ pha sữa hay đặt bình trước mặt.
  • Con liên tục xoay người và quay đầu đi hướng khác để tránh nhìn thấy bình sữa.
  • Trẻ không chịu bú bình, đôi khi còn ngủ gật nhất là vào ban đêm.
  • Sữa trào ra từ 2 khéo miệng thay vì trẻ nuốt.
  • Bé không ngậm miệng khi mẹ đưa núm vú vào.
  • Nếu ngậm miệng thì trẻ cũng không chịu bú sữa trong bình.
  • Bé chỉ hút được một ít sữa rồi lại dừng hẳn, không hết khẩu phần.
  • Em bé ho và nôn ẹo ra sữa.
  • Nếu đã biết cầm bình sữa, bé có thể vứt bình sữa đi.
  • Bé bú sữa trong bình rất rất nhanh hoặc rất chậm.

Nguyên nhân và giải pháp khi bé đói nhưng không chịu bú bình.

Có rất nhiều lý do khiến cho em bé dù đang đói nhưng vẫn không chịu bú bình. Tin vui là hầu hết các nguyên nhân làm cho bé không chịu bú bình đều có giải pháp khắc phục hiệu quả. Mẹ chỉ cần để ý chút xíu là có thể tìm ra manh mối quan trọng.

giải pháp khi bé không chịu bú bình khi thức

1. Hiểu sai về Đói | Nguyên nhân – Giải pháp em bé không chịu bú bình.

Vấn đề phổ biến và dễ sửa nhất liên quan đến việc trẻ không chịu bú bình là do mẹ hiểu sai về cơn đói. Bạn thắc mắc tại sao bé đói nhưng không chịu bú bình. Do tính tò mò muốn tìm hiểu mọi thứ. Nên trẻ sơ sinh có xu hướng mút ngón tay cái và đồ vật khác. Các bà mẹ trẻ thường hiểu nhầm rằng con đang cảm giác đói. Em bé cũng có thể ngậm mọi thứ vì lo lắng, buồn chán hoặc đơn giản chỉ mệt mỏi. Việc cố gắng cho bé ăn dựa theo hành vi này làm cho trẻ không chịu bú bình.

Giải pháp khi bé đói nhưng không chịu bú ?

Nếu em bé không chịu bú, đừng cố gắng gượng ép. Hãy chấp nhận rằng bé có thể chưa thực sự đói và mẹ nên chờ dấu hiệu rõ ràng hơn.

2. Tính sai khẩu phần sữa | Nguyên nhân – Giải pháp trẻ không chịu bú bình.

Tính toán sai lượng sữa cho mỗi bữa cũng có thể khiến cho bé không chịu bú hết bình. Đôi khi cha mẹ tính toán dựa trên ý kiến ​​chuyên gia hoặc chỉ đơn giản là phỏng đoán nhu cầu hàng ngày. Mặc khác, lượng sữa mỗi bữa sẽ phụ thuộc vào tháng tuổi, cơ địa của từng và các bữa ăn dặm của trẻ. Nên việc tính toán khẩu phần sữa mỗi bữa chỉ mang tính tương đối mà thôi. Dù trường hợp nào xảy ra, nếu trẻ đã bú đủ và không còn cảm giác đói, bé sẽ không chịu bú bình nữa.

Giải pháp khi bé không chịu bú bình ?

Cách tính khẩu phần sữa mỗi bữa chỉ mang tính tương đối và điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của bé. Không nên gượng ép bé phải bú hết lượng sữa mà mẹ đã chuẩn bị trong bình.

3. Trẻ mất tập trung | Nguyên nhân – Giải pháp bé không chịu bú bình khi thức.

Bản chất của con người là những sinh vật tò mò. Và mong muốn khám phá tìm hiểu những thứ mới thể hiện rõ ràng sớm nhất khi bé được bốn tháng tuổi. Giai đoạn này, trí  não của trẻ bị kích thích khám phá thế giới. Và thật khó để bắt bé chịu tập trung vào một việc duy nhất như đang bú bình, kể cả khi trẻ đang đói. Khi mà xung quanh đều có những đối tượng mới lạ hấp dẫn ánh nhìn và làm bé bị phân tâm. Ví dụ như những những con vật đang chạy qua lại, âm thanh từ truyền hình, điện thoại, tiếng ồn bên ngoài

Giải pháp bé không chịu bú bình khi thức ?

Hãy xây dựng một môi trường yên tĩnh, thư giãn khi bé đang bú bình hay sữa mẹ. Tạm thời tách biệt bé khỏi các nguồn sự vật gây phân tâm như âm thanh từ tivi, âm nhạc, đồ chơi, chó mèo… Mẹ vẫn có thể mở cho bé một bản nhạc nhẹ nhàng khi cho trẻ bú.

4. Bé buồn ngủ vào ban đêm | Nguyên nhân – Giải pháp trẻ không chịu bú bình.

Sau khi vừa khóc nhè, bé bị mệt mỏi và tâm trạng không tốt. Hay khi bé vừa mới thức dậy và còn đang ngái ngủ cũng là nguyên nhân làm cho bé không chịu bú bình. Phản ứng của trẻ là không hợp tác, ăn ít hơn hay ngủ gật trong khi bú.

có nên đánh thức trẻ em bé sơ sinh 4 tháng ngủ dậy lâu nhiều ăn bú đêm không

Trẻ không chịu bú bình vào ban đêm ?

Mẹ nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia, thông tin mạng từ nguồn tin cậy để xây dựng lịch trình ăn ngủ khoa học cho trẻ sơ sinh. Sao cho có thể cân bằng, đảm bảo giấc ngủ ban đêm tương đối đủ giấc trước khi bị đánh thức dậy cho trẻ bú bình. Nhiều mẹ bỉm băn khoăn không biết có nên đánh thức trẻ dậy bú bình vào ban đêm thêm hay không ?

MySun đã trả lời trong bài: Có nên đánh thức trẻ sơ sinh ngủ dậy bú không ?

5. Sở thích cá nhân của trẻ | Nguyên nhân – Giải pháp bé không chịu bú bình.

Giống như người lớn, các trẻ sơ sinh cũng có xu hướng thể hiện hành vi và sở thích ăn từ rất sớm. MySun tạm chia thành 2 nhóm. Trong đó nhóm 1 là những em bé thích ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần. Nhóm 2, các bé lại thích cho ăn một lượng vừa đủ trên mỗi lần và bú thường xuyên thành nhiều bữa khác nhau trong ngày. Nếu thúc ép em bé bú liên tục và phải hết khẩu phần sữa trong bình sẽ tạo tâm lý căng thẳng.

Giải pháp khi bé không chịu bú bình ?

Nếu con bạn thuộc nhóm 2 thích ăn nhiều bữa, hãy tôn trọng sở thích của trẻ. Thông thường, bé sơ sinh 3 tháng tuổi bú cữa từ 4 – 6 lần một ngày, mỗi bữa khoảng 100 – 180 ml sữa. Miễn sao cho tổng lượng sữa cung cấp vào cơ thể mỗi ngày đảm bảo đủ cho sự phát triển của trẻ.

Bài viết liên quan: Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu ml sữa mỗi ngày là đủ.

6. Các vấn đề bệnh lý sức khỏe | Nguyên nhân – Giải pháp trẻ không bú bình.

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein trong sữa. Đây là một loại dị ứng khi hệ thống miễn dịch cơ thể trẻ phản ứng thái quá với nguồn đạm trong sữa. Xem chi tiết: Bé bị dị ứng đạm sữa bò là gì ? Tương tự, bất dung nạp đường lactose cũng có triệu chứng tương tự và thường bị nhầm với dị ứng đạm trong sữa. Cả 2 bệnh lý trên đều ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ. Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng tới quá trình phát triển sau này của trẻ. Ở mức độ nhẹ hơn, em bé không chịu bú bình chỉ là do vấn đề về mọc răng sữa hoặc trào ngược.

Giải pháp khi bé không chịu bú sữa mẹ ?

Các vấn đề liên quan tới bệnh lý sức khỏe bắt buộc phải cho bé thăm khám tại chuyên khoa nhi. Thay vì ba mẹ tự dò đoán dấu hiệu tại nhà. Bởi vì đôi khi bé không chịu bú khi thức chỉ là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Các thiết bị ý tế hiện tại sẽ hỗ trợ bác sĩ chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Từ đó kịp thời đưa ra lời khuyên hay phát đồ điều trị hiệu quả cho bé.   

7. Bé quá tháng ăn đêm | Nguyên nhân – Giải pháp bé không chịu bú bình

Trẻ sơ sinh cần được bú thường xuyên nhiều cữ cả ban ngay lẫn ban đêm. Nhưng sau 6 tháng thì ba mẹ nên dần cai bú đêm cho bé. Giai đoạn này, giấc ngủ buổi tối của trẻ đã được kéo dài và sâu hơn. Nếu thúc ép, trẻ sau 6 tháng tuổi sẽ phản ứng lại và không chịu bú bình vào ban đêm nữa. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của trẻ và mẹ chẳng cần phải lo lắng.

Trẻ 6 tháng không chịu bú bình vào ban đêm ?

Khi trẻ được sáu tháng tuổi, nên cân nhắc từ từ và dần dần không cho trẻ bú đêm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách khuyến khích trẻ bú nhiều hơn trong ngày.

8. Bé thích ăn dặm hơn | Nguyên nhân – Giải pháp trẻ không chịu bú bình.

Thông thường, nên tập cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Trong một số trường hợp, em bé có thể ăn dặm sớm hơn. Thức ăn rắn sẽ có nhiều calo, dinh dưỡng và lo lâu hơn. Mùi vị của thực đơn ăn dặm cũng mới lạ kích thích vị giác trẻ nhiều hơn. Do đó, nếu bé con nhà bạn là tín độ ăn dặm, rất có thể trẻ sẽ chán và không chịu bú bình nữa.

nên cho bé tập ăn dặm truyền thống kết hợp kiểu Nhật blw là gì

Giả pháp khi bé không chịu bú sau khi tập ăn dặm ?

Đây là một tín hiệu tốt cho thấy bé rất dễ thích nghi với thực đơn ăn dặm. Mẹ nên theo dõi lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ từ cả 2 nguồn sữa và ăn dặm. Tuy nhiên, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ / sữa công thức với trẻ 6 tháng tuổi là chưa thể thay thế hoàn toàn. Do vậy chỉ nên giảm từ từ chứ không được bỏ hẳn việc bú bình. Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến cho bé tập làm quen.

Mẹ tham khảo tại: So sánh 3 phương pháp ăn dặm Truyền thống, kiểu Nhật và Tự chỉ huy ?

9. Trẻ chưa quen bú bình | Nguyên nhân – Giải pháp bé không chịu bú bình.

Nếu mẹ cho bé bú bình quá sớm, khi 3 tháng tuổi thì khả năng cao là trẻ sẽ mất nhiều thời gian làm quen. Có quá nhiều khác biệt giữa bú bình và bú mẹ. Từ thao tác, cảm nhận của núm vú hay mùi vị sữa cũng gây ra sự bỡ ngỡ cho bé.

Giải pháp khi bé chưa quen với bú bình ?

Trong hoàn cảnh này, mẹ hãy kiên nhẫn và khuyến khích bé làm quen với việc bú bình một cách từ từ. Trường hợp phải dùng sữa công thức, hãy cho bé tập bú bình bằng sữa mẹ trước. Ít nhất là trong quá trình chuyển đổi, bé không cảm thấy khác lạ trong mùi vị sữa. Mẹ nên thử một vài loại núm vú khác nhau xem bé thích cái nào hơn.

10. Bình sữa bị tắc khí | Nguyên nhân – Giải pháp bé không chịu bú bình.

Thiết kế các loại bình sữa hay bình nước cho trẻ sơ sinh đều chú trọng duy trì áp suất trung tính để dòng sữa chảy đều. Sữa chảy ra khỏi bình do quá trình bú sẽ tạo ra một chân không cần được nạp đầy không khí trong lành vào bình. Nếu bình sữa không thể thoát hơi, trẻ sẽ khó bú và khó bú hơn do áp suất âm tích tụ.

Các bé mất nhiều sức để cố gắng hút sữa, tạo cảm giác chán nản, không chịu bú bình nữa. Trong một số bình sữa, không khí chỉ có thể đi vào từ giữa vành bình sữa và vòng núm vú. Nếu núm vú được vặn quá chặt vào bình sữa, quá trình lưu thông khí diễn ra khó khăn hơn.

Giải pháp khi trẻ không bú do bình bị tắc khí ?

Kiểm tra núm vú có đang vặn quá chặt vào bình sữa không. Mẹ thử mô phỏng lại giống bé, hút sữa từ bình có khó khăn không.

Sản phẩm: Bình tập uống nước có ống hút nước cho trẻ em bé đi học

Làm cách nào để bé chịu bú bình nhiều hơn ?

Nếu mẹ đã thử các cách trên nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Đừng lo, MySun sẽ gợi ý cho mẹ làm cách nào để bé chịu bú bình nhiều hơn.

làm cách nào để cho em bé chịu bú bình

1. Tạo bầu không khí thư giãn | Làm cách nào để bé chịu bú bình.

Đôi khi một em bé có thể bị bất an vì những lý do không rõ ràng. Em bé sơ sinh rất nhạy bén với môi trường và có thể phát hiện ra căng thẳng từ cha mẹ. Theo nguyên tắc đó, nếu mẹ bình tĩnh và thư giãn, trẻ dễ bú bình hơn. Hãy mở bản nhạc du dương, tránh tiếng ồn lớn để bé giảm căng thẳng.

2. Chờ khi trẻ đói thêm một chút | Làm cách nào cho bé bú bình.

Bé sẽ quấy khóc, nhưng không chịu bú bình nếu chưa thực sự đói. Mẹo làm cách nào để bé chịu bú bình nhiều hơn là tăng thời gian giữa các bữa. Mẹ yên tâm, điều này sẽ không gây hại tới sức khỏe của bé đâu.

3. Để người khác cho con bú bình | Làm cách nào để bé chịu bú bình.

MySun chắc rằng nhiều mẹ cảm thấy bất ngờ với gợi ý này. Có những em bé sẽ giữ mãi thói quen bú ti mẹ và không chấp nhận bú bình nếu có mẹ bên cạnh. Giờ là lúc thích hợp nhất để người chồng đảm nhận một phần trách nhiệm hỗ trợ cho mẹ.

4. Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng | Làm cách nào cho bé bú bình.

Nếu tư thế bú bình không đúng cách sẽ làm cho trẻ sơ sinh cảm thấy không thoải mái. Thậm chí có thể khiến cho bé bị sặc, nôn trớ. Ba mẹ bế em bé thẳng đứng, đầu định vị trên một đường thẳng với cơ thể. Xem chi tiết: Tư thế tập cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách.

Cẩm nang sức khỏe trẻ sơ sinh.

Siệu thị đồ chơi trẻ em MySun.

Bài viết liên quan:
Đăng ký
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận